Làm thế nào để biết một doanh nghiệp có chiến lược hay không?

Đây là một thông tin quý báu mà rất nhiều người muốn biết, nhất là những người có quyền lợi liên quan đến doanh nghiệp như: chủ sở hữu, nhà đầu tư, ngân hàng, người mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh.

Là một tổ chức chuyên sâu về chiến lược, Sleader thường được nhiều người hỏi một câu rất giống nhau: “Công ty này có được không?” Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi thường hỏi ngược lại: ”Anh/chị muốn biết điều đó để làm gì?”. Câu trả lời phổ biến nhất chính là: “Tôi đang định mua cổ phiếu của Công ty đó”. Rõ ràng là nếu câu trả lời là “Được” thì người hỏi sẽ có được sự tự tin hơn để “xuống tay” đặt cược số tiền đầu tư của mình vào Công ty. Trường hợp ngược lại, đối với câu trả lời “Không được” thì người hỏi sẽ phải cân nhắc nhiều hơn, thậm chí là từ bỏ ý định đầu tư ban đầu!

Đến đây, sẽ có nhiều người thắc mắc, làm thế nào có thể trả lời cho người hỏi một câu hỏi có vẻ đơn giản nhưng không rõ ràng như vậy? Bí quyết cho câu trả lời nằm ở hai từ: “Chiến lược”. Bởi lẽ, tương lai của một Công ty sẽ như thế nào? Kết quả kinh doanh có tăng trưởng ngoạn mục hay không là phụ thuộc vào chiến lược đúng đắn mà Công ty theo đuổi. Vì vậy, nhà đầu tư muốn gia tăng giá trị của các khoản đầu tư trên cả mong đợi thì phải mua cổ phiếu của một công ty có chiến lược, đặc biệt đó phải là chiến lược đúng. Trên thực tế, có khá nhiều công ty công bố các nội dung chiến lược (tầm nhìn, sứ mệnh…) rất “hoành tráng” nhưng làm ăn bết bát, sản phẩm không ổn định về chất lượng, khách hàng hay khiếu nại. Đó là chiến lược trên “danh nghĩa” không phải chiến lược “thực sự”. Những ai tin vào các tuyên bố chiến lược của các công ty đó chắc chắn sẽ mất tiền. Các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán khi bắt đầu tham gia thị trường với một khoản đầu tư nhỏ cho bản thân cần xem xét kỹ điều này.

Sách Giải mã chiến lược Đông Tây
Cẩm nang Giải mã chiến lược Đông Tây

Các dấu hiệu để nhận ra sự khác biệt giữa một chiến lược “danh nghĩa” với một chiến lược “thực sự”đã được Sleader đưa ra trong Cẩm nang “Giải mã chiến lược Đông Tây”. Các nhà đầu tư có thể tham khảo thêm.

Tin bài và ảnh: Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (Sleader)

Đọc thêm các bài viết:

>> Các bước chuyển đổi chiến lược hiệu quả của doanh nghiệp trong thế kỷ 21

>> Khác biệt là tâm điểm của chiến lược

>> Thay đổi văn hoá để thực thi chiến lược thành công