Khủng hoảng kinh tế ngày càng có chu kỳ ngắn, các mô hình tăng trưởng truyền thống đang ngày càng không có tác dụng, những nền kinh tế tăng trưởng liên tục đang có dấu hiệu chững lại và đi vào suy thoái, các nền kinh tế có quy mô lớn đang đứng trước các thách thức chưa hề có…Tất cả là do tác động của Đại chuyển đổi thế kỷ 21 – một thuật ngữ được Giáo sư Fredmund Malik, Thụy Sỹ nghiên cứu trong suốt hơn 40 năm qua. Ông nhấn mạnh: “Bất cứ thứ gì tồn tại ngày hôm nay cũng sẽ thay đổi – ngay cả khi chúng ta không thể tưởng tượng ra sẽ thay đổi theo cách nào”. Giáo sư đã chỉ ra các hạn chế của mô hình tăng trưởng kiểu Anglo – Saxons và đưa ra một mô hình tăng trưởng mới, thích hợp với môi trường Đại chuyển đổi thế kỷ 21: Mô hình 2 đường cong chữ S.

 

GS. Fredmund Malik - nhà tư tưởng về kinh doanh có ảnh hưởng bậc nhất châu Âu

GS. Fredmund Malik – nhà tư tưởng về kinh doanh có ảnh hưởng bậc nhất châu Âu

—– Tạp chí Business Week —-

 

Mô hình Hai đường cong chữ S (Malik double S-curves) giúp doanh nghiệp định vị hiện tại và chuyển hướng tương lai. Đây là mô hình “3 in 1” hướng dẫn các doanh nghiệp tăng trưởng với 3 chiến lược đồng thời.

 

Đường cong chữ S màu đỏ đại diện cho hệ thống cũ, nền tảng cũ, là chiến lược tăng trưởng hiện tại. Doanh nghiệp nên đi trên con đường cong chữ S màu đỏ lâu nhất có thể, tận dụng mọi lợi thế để đạt được thành quả nhiều nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, không doanh nghiệp nào có thể thành công lâu dài với một giải pháp, một chiến lược. Không có sự tăng trưởng nào là tuyến tính. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục đạt được tăng trưởng mới nếu chủ động tạo ra sự thay đổi. Đường cong chữ S màu xanh lá cây thể hiện nền tảng mới và hệ thống mới. Đây là con đường của sự phát triển tối ưu trong tương lai, hướng tới sự tăng trưởng mới. Giữa hai con đường (màu đỏ, màu xanh) chính là vùng “giao thoa”, vùng ra quyết định trọng yếu, nơi doanh nghiệp buộc phải có những bước chuyển đổi lớn để có thể vận hành hiệu quả.

 

Mô hình 2 đường cong chữ S

Mô hình 2 đường cong chữ S

Nguồn: Chiến lược: Định hướng trong một Thế giới Mới phức hợp, Fredmund Malik, Dịch giả Dương Thu,

NXB Thế giới, năm 2023

 

Dựa vào mô hình 2 đường cong chữ S, doanh nghiệp có thể dự báo được với một chiến lược kinh doanh thì doanh số thị trường và doanh số bán hàng sẽ là bao nhiêu, tốc độ tăng trưởng và bao nhiêu lâu có thể đạt được con số này. Để ứng dụng Mô hình trong việc xây dựng chiến lược tăng trưởng cần phân tích những yếu tố đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, khi đạt được con số tuyệt đối nào thì việc tăng trưởng sẽ dừng lại. Thứ hai, điểm ngoặt sẽ ở vị trí nào trên đường cong chữ S – đây là chìa khóa xác định tốc độ tăng trưởng. Thứ ba, toàn bộ quá trình tăng trưởng sẽ mất bao lâu.

 

Như vậy, Mô hình hai đường cong chữ S không chỉ cho phép chuyển đổi các nguồn lực chiến lược một cách khôn ngoan, phù hợp với quy luật tự nhiên và xã hội, mà còn giúp các nhà quản trị có được một cái nhìn toàn diện về tổng thể chiến lược của doanh nghiệp, tránh được sự suy thoái mà đương nhiên sẽ xảy ra nếu vẫn đi theo chiến lược hiện tại (con đường màu đỏ). Vì vậy, các doanh nghiệp, muốn tăng trưởng bền vững, phải từ bỏ cách tiếp cận chiến lược truyền thống (theo đuổi một chiến lược duy nhất trong mỗi giai đoạn) và sử dụng Mô hình 2 đường cong chữ S (theo đuổi cùng lúc 3 chiến lược).

——————————————————-

ĐẶT SÁCH TẠI TIKI

Nguồn: SLEADER biên tập

Fredmund Malik (2023). Chiến lược: Định hướng trong Thế Giới Mới phức hợp, bản dịch của TS. Dương Thu và

Nguyễn Thu Thảo, Nhà xuất bản Thế Giới.