Hành trình 5 năm dấn thân vào khởi nghiệp kinh doanh của Viện trưởng Sleader

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Hành trình 5 năm dấn thân vào khởi nghiệp kinh doanh của Viện trưởng Sleader

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trong cuộc đời của mình, tôi không thể nào quên những khoảnh khắc của sự lựa chọn, và những ngã rẽ. Vào thời điểm phải mạnh mẽ đưa ra những quyết định quan trọng, tôi không thể tránh khỏi những phân vân, những do dự, những ưu tư và thậm chí cả những nuối tiếc. Việc lựa chọn tất nhiên đòi hỏi nhiều sáng suốt, nhưng trên hết cần hiểu rõ thế giới mà mình đang sống, biết rõ chính mình muốn gì, và một mặt khác phải sẵn sàng cáng đáng lấy trách nhiệm trong sự lựa chọn. Tôi đã  tìm ra hướng đi đúng đắn và phù hợp với bản thân sau khi đã thấu hiểu bản năng và  bản ngã của chính mình, cùng một tinh thần luôn sẵn sàng đối mặt với hệ quả tốt và xấu từ sự lựa chọn ấy. Đối với tôi, việc rời bỏ công việc ổn định ở một trường Đại học để khởi nghiệp là một quyết định mang tính bước ngoặt.

Quyết định khởi nghiệp khi đã ngoài 40 tuổi

Năm 2015, tôi được phân công tổ chức study tour cho một đoàn gồm 20 doanh nhân sang Nhật Bản tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Liên tục trong 10 ngày là các chương trình làm việc dày đặc với các doanh nhân, nhà quản lý và các giáo sư nổi tiếng tại Nhật Bản. Trong suốt hành trình, mặc dù bận rộn với việc điều phối nhưng tôi vẫn để ý quan sát con người, doanh nghiệp và đất nước Nhật Bản, vốn từ lâu tôi đã rất ngưỡng mộ. Được nghe các bài giảng với các chuyên gia cũng như trực tiếp đến tận nhà máy, công trường, siêu thị của Nhật Bản, tôi đã tự trả lời được câu hỏi tại sao Nhật Bản lại có thể phát triển vượt bậc đến vậy. Phương châm làm việc của người Nhật là luôn hết mình khi làm bất cứ công việc gì. Mỗi sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng là kết quả của quy trình làm việc khắt khe, nghiêm túc. Tất cả suy nghĩ cho khách hànglà nguyên tắc và cũng là nghệ thuật kinh doanh của người Nhật Bản.

Chữ tín là đặc điểm nổi bật trong kinh doanh và lối sống hằng ngày của người dân Nhật Bản. Chính đều này đã mang đến thành công và sự tin cậy của khách hàng đối với các sản phẩm của xứ sở hoa anh đào. Người Nhật đã làm được những điều xem ra nhỏ nhặt nhưng sâu sắc và nhất quán. Các công ty Nhật Bản có tầm nhìn xa, nhưng luôn chú trọng từng chi tiết nhỏ. Mọi hoạt động đều hướng tới sự phát triển bền vững chứ không phải vì lợi nhuận trước mắt. Đó là lý do ở Nhật có rất nhiều doanh nghiệp đã có tuổi thọ ít nhất một thế kỷ.

Hành trình 5 năm dấn thân vào khởi nghiệp kinh doanh của Viện trưởng Sleader

Chuyến đi học hỏi các doanh nghiệp Nhật Bản đã có tác động mạnh mẽ tới tôi. Từ những cảm nhận về cách làm kinh doanh của con người của đất nước Phù Tang, so sánh với Việt Nam, tôi thấy rằng đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, lãnh đạo có chuyên môn nghiệp vụ tốt, nhưng chưa được đào tạo bài bản về quản lý doanh nghiệp. Do thiếu kiến thức về quản lý, cũng như thiếu tư duy và khả năng hoạch định chiến lược, nên các hoạt động mang tính tự phát, dựa trên việc xoay xở theo tình huống, khi thấy có lời thì kinh doanh và sản phẩm nào bán được thì sản xuất. Thay vì vạch ra tầm nhìn, định hướng chiến lược để thành công lâu dài, họ thường chỉ đạo bằng các kinh nghiệm nên vai trò của cá nhân lãnh đạo rất cao, nhưng doanh nghiệp / hay tổ chức rất bị động trên con đường đi phát triển lâu dài.

Tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở vì thấy rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm phần lớn tổng số các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng chưa có điều kiện để được tư vấn trong xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và bền vững. Cần phải nói thêm rằng, các công ty tư vấn lớn như McKinsey, BCG, Bain & Company đều có mức giá trên dưới 1 triệu đô cho 1 dự án tư vấn chiến lược. Với mức kinh phí này, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với năng lực tài chính không mấy dồi dào, thì việc thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài là không thể. Vì vậy việc đầu tư cho 1 chiến lược bài bản ngay từ đầu là rất khó. Chính những trăn trở này đã giúp tôi nhìn thấy cơ hội, tiềm năng thị trường trong mảng tư vấn chiến lược doanh nghiệp.

Tôi tự thấy, hình như thời khắc quan trọng của cuộc đời đã tới, không thể bỏ qua cơ hội để có thể làm một cái gì đó lớn hơn những gì đang làm. Tính cách không chịu ngồi yên lại thôi thúc tôi. Tôi tự nhủ mình ở độ tuổi hơn 40, là độ tuổi trưởng thành, có thể dùng điều bất biến để ứng vạn biến, nhìn thấu vạn vật trên thế gian. “Tứ thập nhi bất hoặc”, khi đã thấy đường đi thì không nghi ngờ, cương quyết theo đuổi. Đã đến lúc tôi phải quyết tâm phải bước ra khỏi vùng an toàn và phải làm một điều gì đó liên quan đến hỗ trợ các doanh nhân và lãnh đạo về phát triển tầm nhìn. Và thế là ý tưởng thành lập một tổ chức chuyên đào tạo và tư vấn về chiến lược cho các doanh nghiệp đã được nhen nhóm trong tôi. Với ý tưởng đó, tôi nhận được sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu về quản trị chiến lược, Viện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) đã ra đời vào ngày 04/04/2017, đến hôm nay hành trình 5 năm xây dựng Sleader đã lấy được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp Việt. 

Thách thức và cơ hội đan xen

Buổi đầu thành lập, mặc dù vẫn xác định được là “Con đường đúng, tương lai sáng” nhưng khó khăn nối tiếp khó khăn. Lúc này, danh tiếng chưa có, nhân sự phù hợp rất khó tìm, đào tạo bồi dưỡng nhân sự biết làm việc thì đột ngột xin nghỉ việc, khách hàng rất khó tính, yêu cầu cao. Một số cộng sự khi thấy chặng đường phía trước không hề trải sẵn hoa hồng thì đã lung lay, tỏ vẻ nghi ngờ và rời bỏ SLEADER. Nhưng riêng tôi giữ vững niềm tin vào sự lựa chọn của mình, thể hiện quyết tâm và  tiến dần từng bước. Vốn được đào tạo căn bản về quản trị kinh doanh nên tôi quyết định làm đúng ngay từ đầu, từ trang trí không gian làm việc đến thiết kế vận hành website, hoạch định chiến lượcvận hành tác nghiệp đều được tiến hành một cách chuyên nghiệp, hướng tới phát triển bền vững.

Tôi xác định sứ mệnh, tầm nhìnmục tiêu chiến lược rõ ràng, phát triển thương hiệu và văn hoá tổ chức một cách nhất quán, kiên trì với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, không chạy theo các hoạt động tạo được nguồn thu nhưng không tạo ra thương hiệu cho SLEADER. Nhờ sự nỗ lực, bền bỉ và kiên trì đó, SLEADER bắt đầu có được các hợp đồng đào tạo và tư vấn cho cả khu vực công và doanh nghiệp. Chúng tôi đã triển khai các khóa đào tạo Lãnh đạo chiến lược, Kỹ năng quản lý hiệu quả cho nhiều tỉnh, thành phố và thị xã; Tư vấn chiến lược cho hàng loạt các công ty ở nhiều lĩnh vực, quy mô khác nhau. 

Hành trình 5 năm dấn thân vào khởi nghiệp kinh doanh của Viện trưởng Sleader

Như là một cơ duyên, năm 2019, SLEADER đã ký hợp tác với đối tác chiến lượcViện Malik, Thụy Sỹ, một tổ chức hàng đầu thế giới về điều khiển học, quản trị và lãnh đạo. Viện Malik có trụ sở tại nhiều nước trên thế giới, cung cấp dịch vụ tư vấn cho hơn 1.000 tổ chức và doanh nghiệp, trong đó có những tên tuổi lớn như Airbus, Exxon Mobil, BMV, Volkswagen, Daimler, Siemens. Cũng cần nói thêm về việc tìm kiếm đối tác chiến lược cũng mất khoảng thời gian 2 năm. Trước đó, tôi cũng đã tiếp xúc với một số tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, nhưng thực sự chưa đúng đối tác cần tìm. Nhưng khi gặp và trao đổi với Viện Malik, Thụy Sỹ thì chúng tôi đã nhận thấy hai bên cách tiếp cận rất giống nhau, đặc biệt là về sứ mệnh và con đường đi. Bản thân GS. Fredmund Malik, người sáng lập Viện Malik cũng từng quyết định rời trường đại học để tự mình thực hiện các ý tưởng mới, đưa các mô hình quản lý đến với các tổ chức và doanh nghiệp. 

Với các công cụ quản lý thông minh của Viện Malik như Đồng hợp, Bánh xe quản lý, Hai đường cong chữ S, Hệ thống quản lý tích hợp IMS kết hợp với cách tiếp cận tư duy hài hòa Đông Tây của SLEADER, đã tạo ra những sản phẩm, dịch vụ khác biệt cho khách hàng Việt Nam. SLEADER bắt đầu cung cấp được dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý cho các khách hàng có tên tuổi ở nhiều lĩnh vực như: VNPT, PVN, DOJI, Tiến Nông, Đèo Cả, T&T, Doanh Sinh, Traphaco, GDC, PVChem, VAECO. Kết quả là SLEADER đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường tư vấn chiến lược, các khách hàng bắt đầu tìm đến để đề nghị hợp tác.

Trở thành thương hiệu quốc gia

Với SLEADER, ngay từ ngày đầu thành lập, tôi đã xác lập tầm nhìn rõ ràng: “Trở thành thương hiệu quốc gia về tư vấn chiến lược vào năm 2025”. Để biến tầm nhìn này thành hiện thực, nhất định phải đạt được mục tiêu chiến lược, đó là tư vấn được cho các Tập đoàn kinh tế lớn, mang tầm cỡ quốc gia.

Hành trình 5 năm dấn thân vào khởi nghiệp kinh doanh của Viện trưởng Sleader

Để đạt được mục tiêu chiến lược này, tôi đã quyết định lựa chọn một chiến lược tưởng như khó khả thi, đó là khác biệt hóa kết hợp với dẫn đầu về chi phí thấp. Phải nói thêm một điều rằng, đại dịch Covid 19 đã gây ra rất nhiều tổn thất cho nhân loại, nhưng mặt khác, nó đã thúc đẩy quá trình triển khai giải pháp quản lý thông minh trong các tổ chức, doanh nghiệp một cách mạnh mẽ. Vì vậy, với chiến lược thích ứng với bối cảnh mới, tôi cùng các chuyên gia SLEADER đã tạo nên những sản phẩm tư vấn đạt chất lượng “quốc tế” nhưng chi phí “nội”. Với cách làm đó, SLEADER đã từng bước thuyết phục được các doanh nghiệp lớn trong nước, trở thành tổ chức tư vấn chiến lược có uy tín.

Thương hiệu ngày càng được khẳng định bởi các đối tác sau khi triển khai chiến lược do SLEADER tư vấn thì kết quả kinh doanh luôn có sự vượt trội, sự gắn kết ngày càng tăng, thu nhập của người lao động được tăng lên một cách rõ rệt. Trong năm 2021, Sleader đã vượt qua các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước, được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) lựa chọn để tư vấn về Chiến lược phát triển Petrolimex đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Đây là một kết quả lớn lao mà cá nhân tôi rất tự hào và cũng nhận thấy rằng con đường trở thành thương hiệu quốc gia về tư vấn chiến lược không còn là bao xa nữa.

TS. Dương Thu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược