Trang chủ » Ba trụ cột tạo nên sứ mệnh doanh nghiệp
Ba trụ cột tạo nên sứ mệnh doanh nghiệp
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Tác giả
admin
Chia sẻ
Ba trụ cột tạo nên sứ mệnh doanh nghiệp
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Một trong những câu hỏi chính đặt ra với các nhà quản trị là làm thế nào để xác định hướng đi cơ bản cho một doanh nghiệp – mục đích, chính sách và nguyên tắc hoạt động mà doanh nghiệp cần có là gì. Những định hướng cơ bản này có thuật ngữ chung là “sứ mệnh”, không chỉ có thể áp dụng cho doanh nghiệp mà cho mọi thể chế và tổ chức. Để phát triển một sứ mệnh cho công ty, chắc chắn không thể bắt đầu bằng việc trau chuốt ngôn từ, cũng không bằng việc tìm một khẩu hiệu hay ho, hấp dẫn. Để có được sứ mệnh, lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định ba yếu tố cơ bản được thể hiện ở ba câu hỏi mà bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải tập trung, đó là:
1) Thị trường cần gì? hay: Khách hàng trả tiền cho bạn vì điều gì?
2) Điểm vượt trội của doanh nghiệp bạn là gì? hay: Những gì bạn có thể làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh?
3) Từ đâu mà doanh nghiệp bạn có sức mạnh nội tại? hay: Mọi người trong doanh nghiệp bạn tin tưởng vào điều gì?
Bài viết này sẽ đề cập đến ba trụ cột của một sứ mệnh, đó là nhu cầu, điểm mạnh và niềm tin và phân tích sự tương tác giữa ba yếu tố đó.
1. Nhu cầu
Nhu cầu, hay câu hỏi “Thị trường cần gì?” hướng sự chú ý ra bên ngoài, hướng đến xã hội, nền kinh tế, thị trường và cụ thể là đến khách hàng. Nhu cầu ở đây (need) không phải là mong muốn (want) hay thậm chí là nhu cầu có khả năng chi trả (demand). Đôi khi nhu cầu của khách hàng tương đồng với mong muốn; đôi khi mong muốn phải nảy sinh từ nhu cầu khách quan. Không phải tất cả các nhu cầu đều được đáp ứng. Việc có trở thành nhu cầu có khả năng chi trả hay không còn phụ thuộc vào thu nhập khả dụng của khách hàng. Điều đó dẫn tới các câu hỏi: Khách hàng trả tiền cho bạn vì cái gì? Họ thực sự trả tiền vì điều gì? Những khách hàng khác đang ở đâu và họ đang mua gì?
Khi nắm giữ được 30% thị phần, bạn hoàn toàn có thể tự hào về thành tích hoành tráng đã đạt được. Tuy nhiên, chiếm được 30% thị phần cũng có nghĩa là đã để mất 70% thị trường. Vậy tại sao 70% còn lại không phải là khách hàng của bạn?
Điểm cốt yếu trong việc xác định yếu tố đầu tiên của sứ mệnh là nhìn ra bên ngoài để nhận biết nhu cầu khách hàng, những cơ hội và những nguy cơ thực sự đang phải đối mặt.
2. Điểm mạnh
Yếu tố thứ hai của sứ mệnh là câu hỏi: Điểm mạnh của doanh nghiệp bạn là gì? Bạn có thể làm việc gì tốt hơn đối thủ cạnh tranh? Sự vượt trội của doanh nghiệp bạn đến từ đâu? Câu hỏi này kéo sự chú ý khỏi thế giới bên ngoài để hướng vào bên trong công ty, nhưng luôn trong mối tương quan so sánh với những công ty khác.
Việc tìm ra sự thiếu hụt và có hành động để bù đắp chỉ là một phần công việc đơn giản và ít quan trọng. Điều khó thực hiện hơn và cũng quan trọng hơn là phải xác định được thế mạnh của doanh nghiệp. Bởi, điểm mạnh của công ty mới là những thứ mà khách hàng có thể cảm nhận được và thúc đẩy họ mua hàng của bạn chứ không phải của những người khác.
Việc tốt hơn một chút so với những công ty khác có ý nghĩa rất lớn và mọi nhà quản lý có kinh nghiệm đều biết rằng cần phải sử dụng tất cả sức mạnh sẵn có để duy trì một vị trí dẫn đầu nhỏ, chứ chưa nói đến việc tiến xa hơn.
3. Niềm tin
Trụ cột thứ ba của một sứ mệnh liên quan đến câu hỏi: Điều gì thực sự khiến mọi người xúc động sâu sắc? Điều gì có thể thôi thúc được năng lực hành động của mỗi cá nhân, và hơn cả là năng lực còn tiềm ẩn của họ? Sức mạnh để các cá nhân và tổ chức vượt qua khó khăn từ đâu mà có? Điều đang nói đến ở đây không chỉ là khái niệm “động lực” thông thường. Đó là thứ sức mạnh mà dựa vào đó, mọi người vẫn có thể làm chủ ngay cả khi rơi vào những tình huống vô vọng, khi động lực “bình thường” đã hết mà vẫn chưa đạt được mục tiêu, khi thách thức quá lớn cần phải có những nỗ lực lớn lao thậm chí là hy sinh, khi phải huy động đến những nguồn lực dự trữ cuối cùng.
Các doanh nghiệp cần tạo cho nhân viên những lý do chính đáng để họ tự nguyện làm việc vượt hơn cả những động lực thông thường và tiền bạc, trong đó tấm gương từ cấp trên và văn hóa doanh nghiệp được coi một trong những yếu tố cốt lõi.
4. Tương tác giữa các yếu tố
Chỉ có sự tương tác giữa ba yếu tố (nhu cầu, điểm mạnh, niềm tin) mới tạo ra một sứ mệnh tổng thể được mô hình hóa như trên. Ngoài ra, còn có ba yếu tố khác bắt nguồn từ ba yếu tố đầu tiên. Đó là: giá trị, sự tự tôn và ý nghĩa.
Nguồn gốc của giá trị
Khi thế mạnh của một công ty không đáp ứng được nhu cầu hiện tại thì sẽ không xuất hiện giá trị. Tương tự, giá trị sẽ không có khi một công ty có năng lực nhưng lại không tìm ra nhu cầu của thị trường. Chỉ có sự tương tác giữa nhu cầu và điểm mạnh mới có thể tạo ra giá trị, cụ thể là giá trị khách hàng.
Nguồn gốc của sự tự tôn
Người ta không thể tự hào vì một thứ mà công ty của họ không có khả năng làm, do vậy cũng sẽ không có niềm tin vào khả năng đó. Sự tương tác giữa điểm mạnh và niềm tin dẫn tới niềm tự hào về công ty và kết quả phái sinh từ đó là sự tự tôn và sự tự tin.
Nguồn gốc của ý nghĩa
Cuối cùng, sự tương tác giữa niềm tin và nhu cầu tạo ra ý nghĩa. Đó là ý nghĩa mà ta tìm thấy khi cống hiến hết mình cho một công việc hoặc nhiệm vụ. Như lời của Nietzsche: Người có mục đích sống có thể làm được tất cả.
Một sứ mệnh càng truyền cảm hứng thì sẽ càng thôi thúc doanh nghiệp phải tạo ra được sự khác biệt so với những doanh nghiệp khác. Sao chép người khác chỉ được coi là một chiến lược hữu ích nếu bạn có thể làm tốt hơn nhiều so với họ. Theo đó, sứ mệnh là điều kiện tiên quyết và là cơ sở cho việc phát triển một thương hiệu vững mạnh và trường tồn.
Nội dung này được diễn giải chi tiết hơn trong cuốn sách “Quản lý: Những điểu cốt lõi” của Giáo sư Fredmund Malik.
Bạn đọc vui lòng truy cập đường link: Mua Quản lý: Những điều cốt lõi tại Sleader (tiki.vn) để mua sách trên Tiki hoặc liên hệ hotline 0965965368 (Ms. Thu) để đặt sách trực tiếp.
Nguồn: SLEADER biên tập
Fredmund Malik (2021). Quản lý: Những điều cốt lõi, bản dịch của TS. Dương Thu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.