SLEADER tiến gần đến Thương hiệu Quốc gia

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Ngày đăng

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

SLEADER tiến gần đến Thương hiệu Quốc gia

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Ngày 04/04/2023, Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) đánh dấu sự kiện đặc biệt kỷ niệm tròn 6 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt. Đây chính là dấu mốc quan trọng trên con đường nhằm đạt được Thương hiệu Quốc gia vào năm 2025, ghi nhận những thành công và cống hiến hết mình của cả tập thể SLEADER.

“CON ĐƯỜNG ĐÚNG” CỦA SLEADER

Nhận thức được vai trò quyết định của chiến lược đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong giai đoạn đất nước đã phát triển kinh tế thị trường được hơn 30 năm và hội nhập sâu rộng với thế giới, ngày 04/04/2017, Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) đã được thành lập với triết lý rõ ràng, thể hiện qua Slogan: Con đường đúng, tương lai sáng.

Theo triết lý đó, Viện SLEADER đã tập trung vào đồng hành và trợ giúp các doanh nghiệp nhằm tìm ra cách thức và con đường phát triển riêng biệt, từ đó đạt được thành tích vượt trội một cách bền vững, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam thịnh vượng và hùng cường. Sứ mệnh này không chỉ để dẫn dắt tổ chức đi đúng hướng, kết nối mọi thành viên SLEADER cùng hành động đạt được mục tiêu chung, mà còn được coi là lời “hiệu triệu” để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, các bạn trẻ tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng tại Việt Nam và trên thế giới có chung ý chí cùng cộng tác.

Để thực hiện hóa sứ mệnh ấy, SLEADER đã xác định tầm nhìn trở thành thương hiệu quốc gia về tư vấn chiến lược vào năm 2025.

HÀNH TRÌNH 6 NĂM – TIẾN GẦN ĐẾN MỤC TIÊU

Bước đầu của cuộc hành trình

Dù lúc đầu SLEADER đã có định hướng rõ ràng với Slogan: “Con đường đúng, tương lai sáng”, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. TS. Dương Thu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) đã từng chia sẻ: “Lúc này, danh tiếng chưa có, nhân sự phù hợp rất khó tìm, đào tạo bồi dưỡng nhân sự biết làm việc thì cần quá trình, khách hàng rất khó tính, yêu cầu cao. Nhưng với niềm tin vào sự lựa chọn của mình, SLEADER đã xác định sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược rõ ràng ngay từ đầu, phát triển thương hiệu và văn hoá tổ chức một cách nhất quán, kiên trì với lĩnh vực hoạt động cốt lõi”.

Sau hơn 2 năm tiếp xúc với các tổ chức tư vấn quốc tế để hợp tác và liên kết, SLEADER đã lựa chọn được đối tác chiến lược là Viện Malik, Thụy Sỹ – một tổ chức hàng đầu thế giới về điều khiển học, quản trị và lãnh đạo. Năm 2019, hai bên đã ký kết hợp tác chiến lược.

Được Viện Malik chuyển giao các công cụ quản lý thông minh hiện đại bậc nhất,  như: Đồng hợp, Bánh xe quản lý, Hai đường cong chữ S, Hệ thống quản lý tích hợp IMS…, SLEADER đã kết hợp với tư duy minh triết phương Đông để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tư vấn độc đáo, khác biệt cho khách hàng.

TS. Dương Thu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược và TS. Constatin Malik, Giám đốc điều hành Quan hệ và phát triển Toàn cầu của Viện Malik, Thụy Sỹ chụp hình lưu niệm trong buổi lễ ký MOU ngày 25/2/2019
TS. Dương Thu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược và TS. Constatin Malik, Giám đốc điều hành Quan hệ và phát triển Toàn cầu của Viện Malik, Thụy Sỹ chụp hình lưu niệm trong buổi lễ ký MOU ngày 25/2/2019

Biến thách thức thành cơ hội

Năm 2020, khi dịch bệnh Covid 19 hoành hành, là một tổ chức khoa học công nghệ nghiên cứu về quản trị trong môi trường phức hợp, SLEADER đã chủ động “biến thách thức thành cơ hội”, sử dụng thời gian giãn cách để phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm mang đến những giải pháp tối ưu, trợ giúp các doanh nghiệp thích ứng được trong bối cảnh “bình thường mới”. Một trong số các sản phẩm đó là phần mềm Đánh giá Hệ thống Quản trị (MSA) – công cụ quản trị thông minh cho phép đánh giá tính hệ thống và năng lực quản trị với 24 yếu tố cấu thành, bổ sung và liên quan mật thiết với nhau.

Vì vậy, ngay trong năm 2022, SLEADER đã thành công trong việc ứng dụng các mô hình và công nghệ quản lý thông minh của Viện Malik Thụy Sỹ vào tư vấn cho các doanh nghiệp ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Qua 4 năm đưa Đồng hợp – phương pháp quản lý thông minh giúp tìm ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận, cá nhân trong và ngoài hệ thống chỉ trong vòng 2 đến 3 ngày đến với các doanh nghiệp Việt Nam, 05 Hội nghị Đồng hợp đã được tổ chức và đạt được những kết quả vượt trội tại Công ty Cổ phần Tập đoàn GDC (2020), Công ty CP Halcom Việt Nam (2021), Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị viễn thông Mobifone (2022), Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông (2022) và Công ty Cổ phần Xây dựng DIC Holdings (2022).

Bằng sự nỗ lực, SLEADER đang dần khẳng định được vị thế trong lĩnh vực tư vấn chiến lược và quản trị hiệu quả. SLEADER đã cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ quản lý hiệu quả cho hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức ở mọi loại hình, quy mô và lĩnh vực hoạt động, trong đó có những tên tuổi lớn như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX); Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO), thuộc Vietnam Airlines; Tổng Công ty trực thăng Việt Nam (VNH); Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị, Bộ Quốc phòng (MHDI); Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương; Công ty Cổ phần Tập đoàn GDC; Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PV Chem); Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông; Công ty Cổ phần Ngân Sơn, thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam; Khu Du lịch sinh thái Thung Nham, Ninh Bình; Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Lào Cai; Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông Mobifone; Công ty Cổ phần Xây dựng DIC Holdings…

Bộ ấn phẩm “Thực hành Quản lý hiệu quả”

Một điểm khác biệt trong hoạt động của SLEADER, đó là sáng tạo và phổ biến tri thức. Viện không ngừng đúc kết và sáng tạo các tri thức thông qua hoạt động nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, điển hình là xuất bản cuốn cẩm nang dành cho mọi cá nhân, tổ chức: “Giải mã Chiến lược Đông Tây” (2020) do TS. Dương Thu và TS. Trần Thị Hồng Liên đồng chủ biên. Cuốn cẩm nang đã giúp mọi người có thể hiểu một cách rõ ràng các nội dung phức tạp trong chiến lược và vận dụng vào công việc và cuộc sống một cách dễ dàng.

Cùng với các ấn phẩm tự xuất bản, việc tiếp nhận các tri thức hiện đại từ bên ngoài cũng được SLEADER thực hiện. Viện đã biên dịch và giới thiệu rộng rãi đến các nhà quản lý bộ sách của Giáo sư Malik về làm chủ sự phức hợp trong thế giới Đại chuyển đổi, trong đó, cuốn sách “Quản lý: Những điều cốt lõi” đứng trong Top 15 cuốn sách hay nhất về quản trị trong năm 2022.

Cuối năm 2022, SLEADER đã tiếp tục biên dịch và cho ra mắt ấn phẩm: “Đi trong thế giới mơ hồ: Cách thức mới để quản lý, quản trị và lãnh đạo tổ chức trong môi trường Đại chuyển đổi”. Cuốn sách thực sự là một GPS (thiết bị định vị dẫn đường) cho các nhà quản lý và doanh nhân Việt để có thể vừa đi nhanh mà không lạc đường.

KHÁC BIỆT CỦA SLEADER

Làm cùng thay vì Làm cho!

Mặc dù đầu tư cho xây dựng chiến lược phù hợp là có tính tiên quyết để trên cơ sở đó, triển khai các hoạt động tác nghiệp cụ thể như: thương mại, nhân lực, tài chính, công nghệ… nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa rất ít quan tâm đến khoản đầu tư này! Trong khi đó các doanh nghiệp lớn, do vị thế có tính độc quyền nên không cần xây dựng chiến lược, hoặc nếu có chiến lược cũng chỉ mang tính hình thức. Một số doanh nghiệp thuê tư vấn chiến lược nhưng lại lâm vào tình trạng “tiền mất, tật mang” do “bốc thuốc một đằng, uống thuốc một nẻo” hoặc rất khó triển khai.

Nhận ra vấn đề và cũng là cơ hội, SLEADER đã chọn một cách làm khác biệt, đó là làm cùng (work with), đi ngược với số đông trên thị trường tư vấn, kể cả Big Four, đang làm theo kiểu làm cho (work for). SLEADER sẽ cùng các thành viên chủ chốt của doanh nghiệp tương tác theo phương pháp Đồng hợp thông minh để tìm ra giải pháp, sau đó, đồng hành cùng các khách hàng triển khai, giám sát thực hiện. Hay nói cách khác, thay vì dừng lại khi bàn giao sản phẩm, SLEADER cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp thực thi các giải pháp tư vấn, trong đó tập trung vào quản trị hệ thống, cũng như triển khai công việc theo hướng phải đạt được các kết quả rõ ràng.

Ba chữ “nhất”

Sự am tường về môi trường và văn hoá kinh doanh của Việt Nam kết hợp với công cụ quản trị thông minh, hiện đại được Viện Malik, Thụy Sỹ chuyển giao đã giúp SLEADER trở thành “độc nhất vô nhị” khi thực hiện các dự án tư vấn. Lợi ích nổi trội mà các dự án tư vấn của SLEADER đem lại cho đối tác, khách hàng được quy tụ ở ba chữ “nhất”:

(1) Thời gian thực hiện dự án nhanh nhất: Thời gian rút ngắn 5 lần so với cách làm truyền thống.

(2) Giải pháp thực tiễn và khả thi nhất: Các giải pháp đều do những người làn trực tiếp cùng bàn bạc và thống nhất, 70% giải pháp được thực hiện trong vòng 12 tháng.

(3) Chi phí hợp lý nhất: chất lượng “quốc tế”, chi phí “nội địa”

SLEADER – TIẾN GẦN ĐẾN THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA

Tự đặt mình vào thế khó để tạo sức bật mạnh mẽ, SLEADER đã tìm ra cách làm mới phù hợp với môi trường đang chịu tác động của Đại chuyển đổi, vì vậy, đã từng bước chinh phục được sự tín nhiệm của các công ty, tập đoàn lớn trong tư vấn chiến lược. Thương hiệu và hình ảnh của SLEADER đang dần lan từ Bắc chí Nam, từ khu vực doanh nghiệp sang khu vực công. Tiếp nối bước đi vững chắc và các thành công đến từ sự nỗ lực bền bỉ, có thể tin tưởng rằng, SLEADER sẽ sớm trở thành thương hiệu quốc gia về tư vấn chiến lược trong năm 2025.


Tin bài và ảnh: Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER)