Quản lý thông minh, xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Quản lý thông minh, xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Ngày 29/05/2022 vừa qua, TS. Dương Thu, Viện trưởng Viện Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) đã chia sẻ về Quản lý thông minh trong kỷ nguyên số tại sự kiện Cà phê doanh nhân, nằm trong chuỗi sự kiện Cà phê thứ Bảy do nhạc sĩ Dương Thụ tổ chức.

Bước sang thế kỷ 21, nhân loại đã và đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ. Một sản phẩm vừa được phát minh ra đã có thể trở nên lỗi thời vì ngay sau đó đã có sản phẩm khác mới hơn xuất hiện. Một lý thuyết mới được đề xướng thì trong một thời gian ngắn đã có lý thuyết khác được đưa ra, thay thế lý thuyết đó. Thế kỷ 21 cũng đánh dấu sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4, làm thay đổi căn bản mọi khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu. Dưới tác động của CMCN 4.0, môi trường sống của nhân loại trở nên khó đoán định và phát triển theo những cách thức mới, chưa hề có tiền lệ.

Môi trường VUCA và sự phức hợp

Môi trường sống nói chung và kinh doanh nói riêng hiện nay đang được mô tả bằng cụm từ VUCA, với 4 đặc trưng chính: Biến động (Volatility); Không chắc chắn (Uncertainty); Phức hợp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity). Trong đó, “phức hợp” là đặc trưng nổi trội nhất, hàm chứa cả ba đặc trưng còn lại. Sự phức hợp đang được thể hiện ngày càng rõ rệt và diễn biến liên tục trong thời gian vừa qua như: đại dịch Covid-19, xung đột Nga – Ukraine, … Mặc dù phức hợp mang đặc điểm khó đoán định nhưng lại gắn kết các chủ thể với nhau ngày càng chặt chẽ và có tính hệ thống hơn. Vì vậy, nếu không quản trị đúng đắn, toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ một cách nhanh chóng. TS. Dương Thu cho rằng, trong một thế giới mà sự thay đổi diễn ra nhanh chóng và bất ngờ đến như vậy thì cần phải có cách quản lý linh hoạt, thích ứng với các tình huống và vấn đề cụ thể. Chính trong bối cảnh này, để làm chủ sự phức hợp, các cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức/quốc gia phải tìm đến các cách thức quản lý thông minh hơn, thay thế cho các mô hình quản lý truyền thống. Nói như ngài Sir John Rose – Giám đốc điều hành của hãng Rolls – Royce:

“Trong thế giới phẳng, người ta sẽ càng ít đề cập về các quốc gia phát triển, đang phát triển và kém phát triển mà sẽ nhắc nhiều hơn tới các quốc gia thông minh, thông minh hơn và thông minh nhất”.

Theo TS. Dương Thu, quản lý thông minh dựa trên sự sáng tạo, vốn là năng lực vô hạn ở mỗi con người, bên cạnh đó thúc đẩy sự ứng dụng các thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng 4.0 như IoT, Big Data, AI, điện toán đám mây để tối ưu hóa quyết định của các nhà quản trị.

TS. Dương Thu tại Tọa đàm Quản lý thông minh trong kỷ nguyên số

Công cụ quản lý thông minh

Hiểu về quản lý thông minh vẫn chưa đủ, các doanh nghiệp cần có công cụ để đưa quản lý thông minh vào ứng dụng thực tiễn. Một trong các mô hình quản lý thông minh được GS. Fredmund Malik phát kiến và đã áp dụng hơn 1.000 lần trên thế giới là Đồng hợp. Trước đây, các nhà quản trị thu thập thông tin để ra quyết định một cách thủ công, trong phạm vị hẹp chỉ vài cán bộ quản lý chủ chốt, trong khi đó thông tin được truyền tải chậm chạp, một chiều và dễ bị tam sao thất bản. Cách thức truyền thống này đang trở nên thụ động và không thể thích ứng trong môi trường VUCA hiện nay. Đồng hợp Malik xuất hiện đã khắc phục tất cả các điểm yếu trong phương thức ra quyết định truyền thống. Đặc biệt, Đồng hợp Malik đã thành công trong việc phát huy trí tuệ của số đông trong thời gian ngắn, hiệu suất cao để đem đến những giải pháp mang tính đột phá cho tổ chức.

Đồng hợp Malik, công cụ quản lý thông minh giải quyết mọi thách thức của tổ chức và doanh nghiệp

Một công cụ quản lý thông minh hữu hiệu nữa đang được nhiều nhà quản trị quan tâm là “Bánh xe quản lý” – một phát kiến độc quyền của Giáo sư Malik. Mô hình với 05 nhiệm vụ, 06 nguyên tắc và 07 công cụ thiết yếu, không nhiều hơn và không ít hơn, nhằm đảm bảo được 02 mục tiêu cốt lõi của quản lý, đó là hiệu quả (quản lý đúng)  hiệu suất (quản lý tốt).  

Với tính ứng dụng rộng rãi trong giải quyết mọi thách thức cho tất cả các tổ chức và doanh nghiệp, những mô hình công cụ quản lý thông minh đã nhận được sự quan tâm của những doanh nhân tham gia tọa đàm. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên các xu hướng phát triển tất yếu, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp thay đổi, tìm hướng đi mới.  Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt hiện vẫn đang lúng túng trong việc chuyển đổi và lựa chọn cách thức quản lý phù hợp. Vì vậy, với các công cụ Đồng hợp Malik, bánh xe quản lý hiệu quả; các doanh nghiệp có cơ hội để tự tin thích ứng với môi trường kinh doanh mới, mang tính phức hợp toàn cầu.

Tin bài: Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược