Vài chục năm về trước, chỉ rất ít người biết và sử dụng thuật ngữ “quản lý”, trừ các nước nói tiếng Anh. Nhưng đến khi quản lý trở nên phổ biến trên toàn thế giới thì thuật ngữ này lại dần mất đi ý nghĩa ban đầu và mang thêm những nghĩa khác, trong đó có cả một số nghĩa khá vô lý.

Ví dụ, thuật ngữ “quản lý” thường được sử dụng khi đề cập đến các giao dịch kinh doanh, từ hoạt động của các thương gia uy tín đến các phi vụ mờ ám trong khi nó chẳng có vai trò gì ở đó. Có thể thấy, ngay cả những sự khác biệt quan trọng như vậy cũng khó được nhận ra trong cách sử dụng hiện tại của thuật ngữ này.

Nhiều người học quản lý với mục đích kiếm được những món lợi lớn hơn. Tuy nhiên, việc kiếm lời chẳng liên quan gì tới quản lý. Nếu muốn có được điều đó thì tốt hơn là họ nên tham gia một khóa đào tạo về bán hàng.

Điều này lý giải một thực tế hiện đang phổ biến ở nước ta, đó là có một số người kiếm được nhiều tiền nhưng không phát triển được sự nghiệp kinh doanh như là một tổ chức có tính bền vững. Những người này có khả năng thiên bẩm về kinh doanh và đã tận dụng hoặc khai thác rất tốt các cơ hội của thị trường. Tuy nhiên, đến khi doanh nghiệp do họ làm chủ lớn lên về quy mô hoặc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh thì các rắc rối bắt đầu xuất hiện. Đó chính là khủng hoảng về quản lý, vì những ông chủ này rất giỏi về kinh doanh nhưng không có năng lực về quản lý chuyên nghiệp. Các công ty đương nhiên cần phải kinh doanh. Nhưng quản lý lại là quản lý công ty thực hiện hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ là quản lý kinh doanh. Cần phân biệt rõ “làm kinh doanh” và “quản lý công ty” để thấy rằng “Quản lý công ty” mới cần đến quản lý, còn “kinh doanh” thì hầu như không cần đến quản lý.

Bằng nghiên cứu thực nghiệm và trải nghiệm cá nhân hơn 40 năm, Giáo sư Fredmund Malik, chuyên gia hàng đầu thế giới về tư duy hệ thống, quản trị và lãnh đạo đã đưa ra những điều cốt lõi nhưng hầu như chưa được biết đến một cách rộng rãi ở nước ta về quản lý đúng đắn trong Cuốn sách “Quản lý: Những điều cốt lõi”. Cũng trong cuốn sách này, bạn sẽ ngạc nhiên và bất ngờ về những cách nhìn mới lạ không những về quản lý mà còn về kinh doanh và thị trường, chẳng hạn như vì sao “quản lý không phải là làm kinh doanh”.

Bạn có thể tự mình khám phá những điều đó bằng cách đặt sách trực tiếp qua Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (Sleader) theo số hotline 0966255950 (Ms Hương) hoặc qua kênh Tiki tại đây.