Thế kỉ 21 mở đầu và tiếp diễn với nhiều sự kiện phức hợp và khó đoán định: từ vụ khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và gần đây nhất là dịch bệnh COVID-19. Những thử thách này dường như càng ngày càng trở nên dồn dập, và các nhà quản trị doanh nghiệp rất cần một hướng tiếp cận và những công cụ quản lý hiệu quả để giúp họ vượt qua khủng hoảng, tạo một nền tảng mạnh mẽ để bứt phá, và đặc biệt là thành công vượt trội. Nói cách khác, chuyển đổi chiến lược là việc cần thiết mà các nhà quản trị cần phải thực hiện để tạo sự khác biệt.

Trong một nghiên cứu của ông vào năm 1997, Giáo sư Fredmund Malik đã cho rằng, sẽ có “Cuộc chuyển đổi vĩ đại” trong thế kỉ 21. Chỉ trong 20 năm đầu tiên của thế kỷ mới ta đã có thể nhận thấy những xu hướng và sự kiện khẳng định được nghiên cứu của ông là đúng. Với những nghiên cứu của bản thân và cộng sự sau hơn 30 năm tư vấn và làm việc với lãnh đạo cấp cao của những tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới, ông đã cho ra mắt bộ công cụ và phương pháp quản trị tích hợp, giúp doanh nghiệp đi qua ba bước bài bản trong việc chuyển đổi chiến lược: Định vị hiện tại và chuyển hướng tương lai, đánh giá hệ thống quản trị một cách toàn diện, và tận dụng trí tuệ số đông để xây dựng chiến lược mới.

Đánh giá chiến lược hiện tại và chuyển hướng tương lai bằng mô hình Hai đường cong chữ S

Trước hết, các doanh nghiệp cần xác định rằng mỗi khủng hoảng sẽ để lại một dấu ấn không thể thay đổi trong môi trường kinh doanh (đặc biệt là những khủng hoảng mang tính toàn cầu như COVID-19), và các nhà quản trị phải chủ động chuyển đổi chiến lược để thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. Đặc biệt, doanh nghiệp phải có mục tiêu đúng và lộ trình hợp lý cho việc tái cơ cấu chứ không cảm tính hoặc chạy theo đám đông. Mục tiêu chính của tái cơ cấu là nhằm thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược phải là đích đến của hoạt động tái cơ cấu hệ thống. Do đó, các doanh nghiệp cần chuyển đổi chiến lược theo mô hình Hai đường cong chữ S, hay nói cách khác là theo cách thức “mua ván, bán thuyền”.

Cuộc Đại chuyển đổi – sự thay đổi sâu sắc nhờ đổi mới (Nguồn: Fredmund Malik, Quản lý hiệu quả trong một thế giới Đại chuyển đổi, NXB Thanh Niên, 2017)
Hình 1: Cuộc Đại chuyển đổi – sự thay đổi sâu sắc nhờ đổi mới
(Nguồn: Fredmund Malik, Quản lý hiệu quả trong một thế giới Đại chuyển đổi, NXB Thanh Niên, 2017)

Mô hình Hai đường cong chữ S (Malik double S-curves) giúp doanh nghiệp định vị hiện tại và chuyển hướng tương lai. Sự độc đáo của Mô hình này là chỉ ra đồng thời cả ba chiến lược phát triển của mỗi tổ chức/doanh nghiệp: đường cong màu đỏ (các chiến lược hiện tại), màu xanh (các chiến lược tương lai), và vùng “giao thoa” (các chiến lược chuyển đổi). Khi xác định được chiến lược hiện tại của doanh nghiệp và hướng đi tương lai, cùng với những hệ quả mà chúng mang lại, các nhà quản trị sẽ có được một cái nhìn toàn diện về tổng thể chiến lược của doanh nghiệp, tránh được sự suy thoái mà đương nhiên sẽ xảy ra nếu vẫn đi theo chiến lược hiện tại (con đường màu đỏ).

Đánh giá hệ thống quản trị một cách toàn diện cùng Phần mềm MSA

Bước tiếp theo trong việc chuyển đổi chiến lược chính là đánh giá hệ thống quản trị doanh nghiệp một cách toàn diện. Hệ thống quản trị chính là xương sống của doanh nghiệp, dựa vào đó doanh nghiệp vận hành đúng và hiệu quả để đạt được sự thành công.

Viện Malik, Thụy Sỹ đã nghiên cứu thành công và cho ra đời mô hình quản trị tích hợp (IMS – Integrated Management System) với 24 yếu tố cốt lõi hình thành một hệ thống quản trị hiệu quả, cũng như mối tương quan giữa các yếu tố trong cùng hệ thống. Đây là mô hình quản trị đầy đủ và toàn diện nhất được sử dụng trong doanh nghiệp. Giáo sư Malik (2009) hiểu rằng sự phức hợp chính nguyên liệu cho các hệ thống tiến hóa và phát triển theo thời gian, chính vì vậy, mặc dù IMS hướng tới đơn giản hóa một hệ thống phức hợp, mô hình này không hề lạm dụng việc tối giản hệ thống quản trị, mà ngược lại, sẽ giúp nhà quản trị hiểu được cặn kẽ doanh nghiệp của mình chỉ qua một bức tranh.

mô hình IMS
Hình 2: Mô hình Quản trị tích hợp (IMS) được thể hiện trong phần mềm MSA

Phần mềm MSA là một công cụ dựa trên mô hình này; với sự kết hợp của Viện Malik, Sleader và công ty TMA Solutions, phần mềm MSA đã chính thức ra mắt vào tháng 6/2021. Khi sử dụng phần mềm này, các thành viên của doanh nghiệp sẽ tham gia đánh giá từng yếu tố của hệ thống quản trị, và kết quả sẽ là một mô hình đầy đủ như hình 2, từ đây nơi mà mỗi nhà quản trị đều có thể đo lường sức mạnh nội tại của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, các yếu tố được coi là đòn bẩy trong hệ thống để có thể tiếp tục nhân rộng trong chiến lược tương lai.

Phát huy tác dụng của trí tuệ số đông trong xây dựng chiến lược tương lai bằng phương pháp Đồng hợp

Bước cuối cùng trong việc chuyển đổi chiến lược chính là xây dựng chiến lược mới, dựa trên những nền tảng đã được nghiên cứu và phân tích kỹ ở hai bước trước. Tuy nhiên, việc đưa ra chiến lược mới là một việc quan trọng cho tổ chức, và rất khó có thể thực hiện một cách hiệu quả chỉ ở cấp quản lý cấp cao. Để tối ưu giải pháp cho chiến lược tương lai, cần có sự tham gia của tất cả các thành viên chủ chốt: từ lãnh đạo, quản lý, tới các chuyên viên, và những nhân viên nắm nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức.

Để giải quyết vấn đề làm thế nào phát huy tác dụng của trí tuệ số đông một cách hiệu quả nhất, Viện Malik đã tìm ra công nghệ Đồng hợp. Đồng hợp là phương pháp tối ưu hoá các cuộc họp và thảo luận, phát huy tối đa trí tuệ số đông để tìm ra giải pháp cho các thách thức lớn của tổ chức và doanh nghiệp. Phương pháp Đồng hợp là một công cụ quản trị hiện đại bậc nhất châu Âu, mà việc phát minh ra nó được so sánh với sự ra đời của điện thoại thông minh hay phẫu thuật không xâm lấn. Phương pháp này đã được áp dụng hơn 1.000 lần tại các doanh nghiệp và tổ chức trên thế giới, trong đó có tên tuổi lớn như Airbus, BMW, Volkswagen, Daimler,…

Đồng hợp tại Tập đoàn GDC
Hình 3: Một hoạt động trong phiên Đồng hợp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn GDC

Tại Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng thành công tại Tập đoàn GDC. Tại phiên Đồng hợp, từng bước một, từ gợi mở đến suy nghĩ chiều sâu, tất cả các thành viên tham gia hiến kế một cách hào hứng để giải quyết các vấn đề chung của Tập đoàn. Thông qua Đồng hợp các cán bộ chủ chốt đã thấy rõ vai trò của mình với tư cách là người trong cuộc, là đồng tác giả của Chiến lược phát triển và các giải pháp, lộ trình thực hiện. Vì vậy họ tin tưởng, cam kết và đồng lòng đưa Tập đoàn GDC đạt doanh thu 5.000 tỷ và Top 10 doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam vào năm 2025. Sự thành công bước đầu này góp phần khẳng định tầm quan trọng của phương pháp Đồng hợp như là “công cụ quản trị vượt trội mà Việt Nam còn thiếu”.

Chuyển đổi chiến lược bằng mô hình, công cụ quản lý Malik

Để giúp các doanh nghiệp có thể chuyển đổi chiến lược một cách hiệu quả và nhanh chóng, Viện Lãnh đạo Chiến lược (Sleader) sẽ tổ chức một buổi hội thảo online và chia sẻ sâu hơn về mô hình và công cụ quản lý Malik. Thông tin cụ thể về hội thảo như sau:

  • Chủ đề: Chuyển đổi chiến lược bằng mô hình, công cụ quản lý Malik
  • Thời gian: 15h00 – 17h00 (GMT+7), ngày 26/6/2021
  • Hình thức: Online qua Microsoft Teams
  • Diễn giả:
    • TS. Constantin Malik, Giám đốc Điều hành Quan hệ và Phát triển Toàn cầu, Viện Malik, Thụy Sỹ
    • TS. Nam Nguyễn, Giám đốc khu vực Úc & Đông Nam Á, Viện Malik, Thụy Sỹ
    • TS. Dương Thị Thu, Nhà sáng lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (Sleader)
    • TS. Trần Thị Hồng Liên, Phó chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM
  • Đối tượng tham gia: Các nhà lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp (Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi chiến lược để thành công trong giai đoạn “bình thường mới”

Đăng ký tham gia hội thảo ngay tại form này để cùng giao lưu với các diễn giả, cũng như có cơ hội nhận được ưu đãi và quà tặng có giá trị ngay sau buổi webinar!

Tin bài và ảnh: Viện Lãnh đạo Chiến lược (Sleader)