Trang chủ / Tin tức dự án / SLEADER – AOF – Học ngành gì không sợ thất nghiệp?
SLEADER – AOF – Học ngành gì không sợ thất nghiệp?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Tác giả
admin
Chia sẻ
SLEADER – AOF – Học ngành gì không sợ thất nghiệp?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
- HANOIBA
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Chiều ngày 24 tháng 4 năm 2023, TS. Dương Thu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) đã tham dự toạ đàm “Tư vấn kỹ năng hỗ trợ sinh viên xin việc, định hướng việc làm” với vai trò diễn giả chương trình.
Với tinh thần hỗ trợ cho sự phát triển của sinh viên và đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô, Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội đã thống nhất ký kết thoả thuận hợp tác với Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA). Đây là một bước đột phá trong việc tạo nên nền tảng, cơ hội việc làm cho thanh niên, sinh viên Thủ đô.
Để sự hợp tác này đạt hiệu quá tốt nhất, Hội cũng đã tổ chức toạ đàm “Tư vấn kỹ năng hỗ trợ sinh viên xin việc, định hướng việc làm” để giúp sinh viên có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìm kiếm việc làm. Diễn giả của chương trình là những chuyên gia nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng với nhiều năm kinh nghiệm sẽ có những chia sẻ rất cụ thể, thực tiễn nhằm giúp cho các bạn sinh viên định hình về kỹ năng xin việc, nghề nghiệp, việc làm trong tương lai như: TS. Dương Thu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược SLEADER, Bà Khanh Trần – CEO VIJA Link, Bà Hạ Phan – Founder doanh nghiệp xã hội HR Companion và Ông Đào Việt Bách – Trưởng phòng Tuyển dụng và thu hút nhân tài, FPT Sofware Academy.
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn, định hướng cho các cá nhân/doanh nghiệp của mình, TS. Dương Thu đã mang đến tọa đàm một chủ đề vô cùng “nóng”: “Học ngành gì không sợ thất nghiệp?”. Đặc biệt, TS đã nhấn mạnh về việc thế giới đang thay đổi, môi trường phức hợp không tuân theo bất cứ quy luật nào sẽ tạo ra các tác động không thể dự báo trước được.
Theo nghiên cứu, việc ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google ra đời có thể tác động đến khoảng 300 triệu việc làm trên toàn cầu. Trong đó, công việc hành chính tại văn phòng có tỷ lệ được tự động hoá cao nhất với 46%, tiếp theo là 44% cho công việc pháp lý và 37% cho các công việc trong kiến trúc và kỹ thuật. TS. Dương Thu khẳng định: “Công nghệ AI không thể thay thế hoàn toàn và tạo công việc mới mà nó khiến chúng ta phải có cách tiếp cận mới về vấn đề học tập và công việc.” Các kỹ năng phát triển cá nhân cũng đã được TS. Dương Thu chia sẻ một cách chi tiết thông qua các bài học thực tế.
Với những kinh nghiệm và kiến thức được chia sẻ trong toạ đàm, các sinh viên có thể sử dụng như là những kỹ năng quan trọng để tìm kiếm việc làm và định hướng con đường phát triển tương lai của mình.
Tin bài và ảnh: Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER)