Trang chủ
Đi trong thế giới mơ hồ: Cần phải quản lý, quản trị và lãnh đạo tổ chức như thế nào?
GS. Fredmund Malik (TS. Dương Thu và Nguyễn Thu Thảo biên dịch)
Đi trong thế giới mơ hồ: Cần phải quản lý, quản trị và lãnh đạo tổ chức như thế nào?
Nội dung
Giới thiệu ấn phẩm
Một vài năm nữa, có lẽ hầu hết mọi thứ sẽ thay đổi. Chúng ta sẽ sản xuất và tiêu dùng như thế nào? Chúng ta sẽ giảng dạy và học tập theo phương thức nào? Chúng ta sẽ giao tiếp và hợp tác như thế nào? Tóm lại là, chúng ta sẽ làm việc và sống như thế nào? Bằng cách nào chúng ta có thể giải quyết tất cả những vấn đề này trong môi trường chính trị và kinh doanh đầy biến động? Trong thế kỷ 21, những thay đổi lớn lao của xã hội do tác động của công nghệ 4.0 đang cho thấy nhu cầu cấp thiết phải phát huy vai trò dẫn dắt của quản lý, trong đó phải tìm ra lời giải cho một câu hỏi lớn, đó là làm thế nào để định hướng đúng trong thế giới bất định và mơ hồ?
Với hơn 30 năm nghiên cứu và thực nghiệm về cuộc Đại chuyển đổi Thế kỷ 21, GS. Fredmund Malik đã phát hiện ra chìa khóa để trả lời câu hỏi trên và luận giải chi tiết trong cuốn sách “Đi trong thế giới mơ hồ: Cần phải quản lý, quản trị và lãnh đạo tổ chức như thế nào?”
Tại sao nên đọc Đi trong thế giới mơ hồ?
– Cá nhân và tổ chức phá vỡ các giới hạn để vươn tới mục tiêu cao hơn;
– Cuốn sách chỉ ra các cách thức định hướng, bao gồm các nguyên tắc tư duy và quy tắc hành động trong những điều kiện không chắc chắn và mơ hồ;
– Cuốn sách giúp nhà quản trị hiểu doanh nghiệp sẽ cần không phải một mà là ba chiến lược.
(1) Tận dụng nền tảng của hiện tại đang có càng lâu càng tốt.
(2) Cần xây dựng kịp thời cho việc triển khai khi cần và hướng tới nền tảng của sự phát triển trong tương lai.
(3) Chiến lược cần thiết để thực hiện việc chuyển đổi từ “cái cũ” sang “cái mới” một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
Giới thiệu tác giả GS. Fredmund Malik
GS. Fredmund Malik là một trong những chuyên gia nổi tiếng nhất châu Âu về quản lý, lãnh đạo và quản trị. Trong suốt hơn 30 năm qua, ông đã đảm nhận nhiều vai trò như là nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý, chuyên gia tư vấn, doanh nhân và là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất đã từng đoạt giải, trong đó một số cuốn đã được tái bản tới 300 lần. Các tác phẩm bán chạy của ông đề cập đến những tiêu chuẩn quản lý chuyên nghiệp, có thể áp dụng trong tư vấn, giảng dạy và nghiên cứu.
Tư duy của GS. Fredmund Malik không chỉ trong phạm vi kinh tế học mà còn được lấy cảm hứng từ các ngành khoa học hiện đại, đặc biệt là điều khiển học. Ông là chuyên gia về thực hành quản trị doanh nghiệp và là cố vấn cho bộ máy điều hành cấp cao ở tầm lãnh đạo quốc tế. GS. Fredmund Malik là Giáo sư tại Đại học St. Gallen của Thụy Sỹ, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh Vienna (Áo), Giáo sư danh dự tại ba trường đại học danh tiếng của Trung Quốc và là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Châu Âu.
Nếu như GS. Peter Drucker là “Cha đẻ” của Quản trị hiện đại thế kỷ 20, thì GS. Malik được biết đến như một nhà tư tưởng của lý thuyết “Cuộc chuyển đổi thế kỷ 21”. Hướng tiếp cận và các hệ thống quản lý của ông đảm bảo tối đa tính hiệu quả và năng suất của mọi tổ chức và cá nhân. Hệ thống quản lý Malik (MMS) đã giúp những nhà điều hành hàng đầu thế giới chinh phục những thử thách lớn của “Cuộc đại chuyển đổi”. Những phương pháp và công cụ sáng tạo của Ông có thể mở rộng và đưa nhà quản trị ra ngoài giới hạn của quản lý thông thường.
Giới thiệu dịch giả
TS. Dương Thu là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) và là chuyên gia tư vấn với trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Chị là người tiên phong trong việc chuyển giao các công cụ quản lý hiện đại từ Viện Malik, Thụy Sỹ cho các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, TS. Dương Thu cùng Viện Malik, Thụy Sỹ cung cấp dịch vụ tư vấn đạt chất lượng châu Âu, giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển vược bậc và trường tồn. TS. Dương Thu là dịch giả cuốn sách Quản lý: Những điều cốt lõi (Management: Essence of the Craft), một trong những ấn phẩm về quản lý bán chạy nhất của GS. Fredmund Malik. Đồng thời, chị cũng là tác giả của cuốn sách Giải mã chiến lược Đông Tây, cẩm nang giúp doanh nghiệp tìm ra định hướng và con đường đi riêng biệt để phát triển bền vững.
Nguyễn Thu Thảo nhận bằng cử nhân tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE), Vương quốc Anh. Cô đã và đang làm việc cho các hãng tư vấn quốc tế nổi tiếng như: BCG, Paln, trong đó tập trung vào lĩnh vực tư vấn chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược chuyển đổi số. Ngoài công việc tư vấn, cô còn tham gia biên tập các cuốn sách về quản trị, chiến lược và viết các bài báo khoa học. Với những kinh nghiệm học tập và làm việc ở môi trường quốc tế kết hợp hiểu biết thực tiễn về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cô mong muốn đóng góp vào quá trình phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp thông qua các dự án tư vấn chiến lược.
Nội dung ấn phẩm
Chương 1: Tại sao chúng ta phải cách mạng hóa tư duy?
Chương 2: Đại chuyển đổi thế kỷ 21
Chương 3: Quy luật cơ bản của sự thay đổi
Chương 4: Động lực của cuộc chuyển đổi
Chương 5: Phức hợp – nguyên liệu thô của Thế giới Mới
Chương 6: Các hệ thống có bị mất kiểm soát?
Chương 7: Sự phức hợp cho hoạt động của tổ chức
Chương 8: Phương pháp suy nghiệm: Nguyên tắc định hướng trong thế giới mơ hồ
Chương 9: Phá vỡ giới hạn để có những mục tiêu mới
Chia sẻ của độc giả
Chia sẻ nổi bật
Cuốn sách không chỉ trình bày lý thuyết mà còn cung cấp nhiều ví dụ thực tế và kinh nghiệm thực tế của tác giả, giúp người đọc áp dụng vào cả công việc và cuộc sống. Đọc hơi khó hiểu và cần suy ngẫm. Đây là một tài liệu rất cần thiết cho những người quản lý và lãnh đạo, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0.
HOTLINE
TIKI