Phân bón Cà Mau ra mắt tính năng AI “bắt bệnh” cho cây trồng

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Phân bón Cà Mau ra mắt tính năng AI “bắt bệnh” cho cây trồng

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Ngày 17/12, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chính thức ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông và các nền tảng số do Phân bón Cà Mau phát triển trên Website, App Store, Google Store… Ứng dụng 2Nông không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp bà con vững bước trên hành trình phát triển nông nghiệp bền vững.

Trong kỷ nguyên phát triển nông nghiệp theo xu thế thông minh và bền vững, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong canh tác và chăm sóc cây trồng, không chỉ hỗ trợ bà con nông dân phát hiện sớm sâu bệnh, theo dõi tình trạng cây trồng mà còn phân tích dữ liệu về thời tiết, đất đai, nước tưới, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất.

 

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông

Ông Nguyễn Tấn Đạt – Phó Ban Dự án Bigdata PVCFC hướng dẫn bà con sử dụng tính năng mới của ứng dụng 2Nông

 

Đón đầu xu hướng này, Phân bón Cà Mau đã nỗ lực xây dựng một tính năng AI hỗ trợ canh tác và chăm sóc cây trồng trên ứng dụng 2Nông, đến nay đã có những thành quả vượt trội, giúp bà con tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

 

Cụ thể, ứng dụng 2Nông có thể nhanh chóng nhận diện bệnh hại và dinh dưỡng qua một lần quét/chụp đơn giản. Hiện nay, chức năng chẩn đoán có thể phát hiện 22 loại sâu bệnh, trên 4 loại cây trồng gồm cà phê, tiêu, sầu riêng và lúa; cùng 8 triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên tiêu và cà phê.

 

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông 1

Bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Tổng Giám đốc PVCFC giải đáp thắc mắc của bà con tại sự kiện

 

Theo đánh giá của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), độ chính xác của ứng dụng AI chẩn đoán đạt hơn 96%. Đây là một con số ấn tượng, khẳng định chất lượng, vị thế khác biệt của 2Nông trong ứng dụng công nghệ nông nghiệp.

 

Ra mắt năm 2018, ứng dụng 2Nông với giao diện thân thiện, hiện đại, dễ sử dụng, được phát triển như một thư viện nông nghiệp trực tuyến khổng lồ, nơi các quy trình canh tác khoa học của nông nghiệp thế giới được lựa chọn phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam.

 

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông 2

Sự kiện thu hút đông đảo bà con nông dân đến tìm hiểu và trải nghiệm tính năng mới của ứng dụng 2Nông

 

Bên cạnh tính năng AI chuẩn đoán sâu bệnh, 2Nông có nhiều tính năng nổi bật khác, được bà con nông dân sử dụng nhiều như: cung cấp các thông tin chi tiết về dinh dưỡng cây trồng, dự báo thời tiết, cập nhật giá thị trường, truy xuất nguồn gốc nông cụ, hỗ trợ bà con tối ưu quy trình canh tác, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản…

 

Tính năng hỗ trợ trực tuyến của 2Nông chính là cầu nối giữa bà con và các chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp. Khi gặp khó khăn trong việc xác định bệnh hại, bà con chỉ cần gửi hình ảnh hoặc thông tin qua ứng dụng, đội ngũ chuyên gia sẽ phản hồi nhanh chóng với giải pháp chi tiết, chính xác.

 

Với định hướng “người nuôi dưỡng” nông nghiệp Việt, PVCFC cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực cải tiến, đổi mới sáng tạo, mang đến giải pháp hiệu quả cho hoạt động sản xuất, canh tác của bà con nông dân, từ đó góp phần phát triển nền nông nghiệp nước nhà theo hướng xanh, bền vững.

 

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông 3

Bà con nông dân trải nghiệm tính năng mới của ứng dụng 2Nông

 

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông 4

Bà con nông dân tích cực hỏi đáp về ứng dụng 2Nông

 

Được thành lập từ năm 2011, Phân bón Cà Mau tự hào là nhà sản xuất phân bón urê hạt đục hàng đầu tại Việt Nam. Tính đến năm 2024, PVCFC đang sở hữu 3 nhà máy, gồm: Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy NPK Cà Mau và Nhà máy NPK Hàn – Việt, với tổng công suất lên đến gần 1,5 triệu tấn phân bón mỗi năm. Sản phẩm của công ty đến nay đã có mặt tại gần 20 quốc gia trên thế giới.

 

Hòa nhập xu hướng thời đại, Phân Bón Cà Mau không ngừng tiên phong đẩy mạnh công tác đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để cho ra đời những dòng sản phẩm mới có tính năng vượt trội, cùng những ứng dụng thông minh hỗ trợ canh tác hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản như: Ứng dụng 2Nông; Dự án người nhân tạo “Anh Hai Cà Mau”; Hệ thống sản phẩm được tích hợp mã QRcode; Hệ thống quản lý kinh doanh (DMS) và chăm sóc khách hàng CRM… Với định hướng và mục tiêu rõ ràng, PVCFC đã dần khẳng định vị thế của mình tại Việt Nam và khu vực, góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trường phân bón và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

 

Nguồn: N. Hiển, PetroTimes