Trang chủ » Từ truyện “Thầy bói xem voi” tới quản trị bằng tư duy hệ thống
Từ truyện “Thầy bói xem voi” tới quản trị bằng tư duy hệ thống
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Nội dung
Từ truyện “Thầy bói xem voi” tới quản trị bằng tư duy hệ thống
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
“Thầy bói xem voi” là câu truyện ngụ ngôn mà ai cũng biết. Bên cạnh ý nghĩa răn dạy về “sự học” của ông cha xưa, câu chuyện này đáng để các nhà quản trị trong kỷ nguyên 4.0 suy nghĩ.
Từ câu chuyện thầy bói xem voi…
Truyện ngụ ngôn kể rằng: Ngày xưa, có sáu thầy bói mù sống trong một ngôi làng. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, các thầy bói quyết định: ”Dù không nhìn thấy, nhưng chúng ta hãy đi sờ nó vậy”. Cả sáu người đi tới nơi con voi đang đứng. Từng người trong số họ sờ vào con voi:
• “Tưởng sao, con voi là cái cột nhà”, người đầu tiên sờ vào chân voi nói.
• “Ồ không, nó là sợi dây thừng ấy mà”, người thứ hai sờ vào đuôi nói.
• “Cũng không phải. Nó là một con trăn”, người thứ ba sờ vòi nói.
• “Nó là một chiếc quạt nan to”, người thứ tư sờ tai nói.
• “Nó là một bức tường vĩ đại”, người thứ năm sờ bụng nói.
• “Nó là một cái ống đặc”, người thứ sáu sờ ngà voi kết luận.
Lý do các thầy bói mù cảm nhận con voi khác nhau là bởi mỗi người trong số họ sờ vào một phần khác nhau của con voi. Nói cách khác mỗi thầy bói đã có một phần sự thật. Con voi đã có tất cả đặc điểm mà mỗi thầy bói mù mô tả, nhưng hoàn toàn không phải thứ họ mô tả trừ khi chúng gộp tất cả những câu trả lời của họ lại.
……Đến tư duy hệ thống
Mỗi thành viên trong cùng một tổ chức sẽ theo đuổi những góc nhìn khác nhau khi họ chưa chạm tới toàn bộ sự thật của hệ thống. Nhiều khi những bất đồng không hề là sự bất đồng, mà đơn thuần chỉ là việc các cá nhân nhìn nhận sự việc ở mỗi khía cạnh khác nhau của cùng một hệ thống. Nói cách khác: những thành phần riêng rẽ tạo nên hệ thống không thể tạo ra được hành vi chung của toàn bộ hệ thống.
Mỗi một vấn đề hay mỗi một tổ chức/doanh nghiệp đều đang nằm trong một “hệ thống”, vì vậy cần phải đặt nó trong hệ thống để xem xét mọi khía cạnh tác động. Có như vậy mới giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề và tránh được những rủi ro không đáng có. Tư duy mới là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị trong Thế kỷ 21.
Theo: Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER)