
Trang chủ / “Tiếng nói bên trong” như một người dẫn đường của nhà quản lý
“Tiếng nói bên trong” như một người dẫn đường của nhà quản lý
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
sleader
Chia sẻ
Nội dung
“Tiếng nói bên trong” như một người dẫn đường của nhà quản lý
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
sleader
Chia sẻ

Để làm được điều này, bạn cần tạo cơ hội cho tiếng nói bên trong được cất lên. Cách thức đê làm điều này sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi người. Một số người cần “nghĩ lại sau một đêm”. Nếu sau khi đã suy xét kỹ lưỡng, tiếng nói bên trong của bạn nõi rõ ràng rằng: “Có điều gì đó không ổn ở đây…”, tôi khuyên bạn nên xem xét lại và có thể bắt đầu lại từ đầu.
Tiếng nói bên trong này chính là trực giác. Tuy nhiên, tôi sử dụng thuật ngữ hết sức thận trọng trong lý thuyết quản trị của mình.Tóm lại, có ba lý do khiến tôi cẩn trọng với khái niệm này:
Thứ nhất, các nghiên cứu cho thấy trực giác không phải lúc nào cũng đúng, xác suất trực giác sai cũng nhiều như đúng.
Thứ hai, trực giác không phải đặc quyền của một số ít người. Mọi người đều có trực giác, dù đó là linh cảm, cảm giá hay tâm trạng. Vấn đề là làm sao biết ai là người có trực giác đúng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Thứ ba, và đây là sự khác biệt quan trọng: Trực giác không thay thế suy nghĩ, mà là thước đo, công cụ để kiểm tra lại những quyết định đã được đưa ra. Tôi đặt trực giác ở vị trí khác trong quá trình ra quyết định.Trực giác không nên là bước đầu tiên mà là bước cuối cùng trong quá trình ra quyết định, khi mọi phân tích đã hoàn tất và không còn thông tin mới để xem xét. Lúc này, trực giác sẽ hữu ích và đáng tin cậy hơn rất nhiều so với việc chỉ làm theo cảm giác ban đầu.
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo chiến lược biên dịch từ Malik Letter, số 11 tháng 03. 2025.




