Trang chủ / Tại sao chiến lược lại ngày càng quan trọng?
Tại sao chiến lược lại ngày càng quan trọng?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
- hệ thống quản trị, tư vấn chiến lược
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Nội dung
Tại sao chiến lược lại ngày càng quan trọng?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
- hệ thống quản trị, tư vấn chiến lược
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
“Chiến lược có nghĩa là xây dựng tương lai, định hình nó, chứ không phải ứng phó với tương lai, vì tương lai là điều chúng ta không thể biết trước được.”
Chiến lược là gì?
Trong nền kinh tế thị trường, cụm từ “chiến lược” được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh và xuất hiện với tần suất khá nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội và trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào “chiến lược” cũng được hiểu một cách rõ ràng và chính xác. nguồn lực
Theo Aloys Gälweiler, chiến lược có nghĩa là, trước khi hành động, hãy suy nghĩ một cách có hệ thống về cách bạn cần phải làm ngay từ đầu để đạt được thành công bền vững trong kinh doanh.
Theo Peter F. Drucker, chiến lược không phải là về các quyết định trong tương lai, mà là về tương lai (tác động trong tương lai) của các quyết định hiện tại, kể cả những quyết định mà bạn không thực thi. Như vậy, các chiến lược phải có một khung thời gian mở.
Chiến lược của một doanh nghiệp chính là chuỗi quyết định nhất quán nhằm định hướng tương lai dài hạn và tạo ra kết quả lớn lao, từ đó có sự đột phá về chất. Hiểu một cách đơn giản nhất, chiến lược chỉ là bạn quyết định có làm hay không làm những hành động gì trong thời điểm hiện tại.
Các quan niệm sai lầm về chiến lược
Chiến lược – hóa giải mâu thuẫn giữa mong muốn và nguồn lực
Sự vi diệu của chiến lược là nó hoá giải được mâu thuẫn giữa mong muốn sau khi xác định tầm nhìn (vốn rất cao) và nguồn lực (vốn bị hạn chế).
Từ tầm nhìn đến chiến lược và chính sách
Mọi chiến lược nói chung đều là phương tiện để tạo ra sự thay đổi theo hướng tích cực, hiệu quả, bao gồm những gì nằm trong khoảng giữa mục đích và kết quả, hoặc giữa khả năng dự kiến và thực hiện đạt được. Khuynh hướng và chức năng chủ đạo của mọi chiến lược là phát triển.
Không có khuôn mẫu nào cho chiến lược vì mỗi tổ chức đều hoạt động theo cách riêng của họ, có các mục tiêu, nguồn lực và thế mạnh khác nhau dù hoạt động trong cùng một phân khúc thị trường hay cùng một ngành nghề. Do đó, chiến lược được xây dựng dựa trên việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, đánh giá nguồn lực và tiềm năng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được vị trí cạnh tranh trên thị trường khốc liệt.
Khác biệt là tâm điểm của chiến lược
Chiến lược – Để làm gì – Giải quyết gì?
Mục đích chính của quản trị chiến lược là để dẫn đến một trạng thái mong muốn và tránh được những diễn biến không mong muốn, nguy hiểm và gây hại. Trên thực tế, người ta nhẫm lẫn và thường cho rằng, mục đích chính của quản trị chiến lược là để nhận ra sự khác biệt bằng cách so sánh mục tiêu với kết quả thực tế và đưa ra biện pháp khắc phục. Điều này là một sự hiểu lầm nghiêm trọng nhưng đáng tiếc là nó đang trở nên phổ biến.
Chiến lược có nghĩa là xây dựng tương lai, định hình nó, chứ không phải ứng phó với tương lai, vì tương lai là điều chúng ta không thể biết trước được.
Ba lợi ích căn bản mà một chiến lược đem lại, đó là: (1) định hướng tương lai rõ ràng, hay nói cách khác, vạch rõ đích đến và con đường đi cho doanh nghiệp; (2) căn cứ để phân bổ nguồn lực một cách khôn ngoan, ưu tiên nguồn lực cho lĩnh vực tạo ra đột phá, giảm nguồn lực ở những lĩnh vực chưa thực sự cần thiết; (3) tạo niềm tin và gắn kết trong nội bộ doanh nghiệp, mà có được điều này mới tạo nên sức mạnh thực sự cho toàn bộ hệ thống. |
Không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng phải bắt đầu bằng việc hoạch định chiến lược. Chính vì quy mô nhỏ, ít vốn nên cần có chiến lược để tối ưu hóa nguồn lực, tránh việc đầu tư dàn trải, tổn thất nhiều về công sức, thời gian, tiền bạc mà không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại, đầu tư để tìm ra chiến lược đúng là đầu tư có tính tiên đề và quyết định trước khi thực hiện các hoạt động như tìm kiếm thị trường, đầu tư vốn liếng, chuyển đổi số hay tìm kiếm nhân sự giỏi…
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (Sleader)