Trang chủ / Tái cơ cấu doanh nghiệp, tiếp cận mới từ tư duy hệ thống
Tái cơ cấu doanh nghiệp, tiếp cận mới từ tư duy hệ thống
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Nội dung
Tái cơ cấu doanh nghiệp, tiếp cận mới từ tư duy hệ thống
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Tái cơ cấu hay tái cấu trúc đang là vấn đề được nhiều Doanh nghiệp quan tâm, không chỉ bởi tái cơ cấu đang là yêu cầu bức bách đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và Doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, mà những khó khăn, bế tắc đối với các doanh nghiệp tái cơ cấu đang là bài toán “đau đầu” đối với Chính phủ cũng như Doanh nghiệp. Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) giới thiệu cách tiếp cận mới về tái cơ cấu doanh nghiệp dựa trên tư duy hệ thống.
Bản chất của tái cơ cấu doanh nghiệp
Tái cơ cấu doanh nghiệp là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh và thích ứng với bối cảnh mới, đòi hỏi những thay đổi trong cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức.
Ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình phát triển, doanh nghiệp cũng luôn phải đối mặt với các nguy cơ từ môi trường bên ngoài và những yếu kém trong nội bộ. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động cho phù hợp để thích ứng với những thay đổi. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa điều chỉnh và tái cơ cấu: điều chỉnh để thích ứng là quá trình liên tục của doanh nghiệp còn tái cơ cấu lại là công việc “đột xuất” phải làm để doanh nghiệp “lột xác”. Nếu điều chỉnh chỉ mang tính sai đâu sửa đấy hay rách đâu vá đấy thì tái cơ cấu lại là việc “làm mới” toàn diện để tạo ra một sự thay đổi có tính chất lâu dài giúp doanh nghiệp thích ứng hơn và hiệu quả hơn với điều kiện và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Những sai lầm trong thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp
- Trong khi tái cơ cấu làm “làm mới” toàn diện thì nhiều doanh nghiệp lại bắt đầu thực hiện tái cơ cấu bằng những kế hoạch ngắn hạn nhằm vào các giải pháp như sắp xếp tổ chức, thoái vốn, thay đổi nhân sự hay thay đổi thành viên lãnh đạo doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chưa có chiến lược tái cơ cấu dựa trên phân tích sự tương thích giữa xu hướng thay đổi môi trường kinh doanh với cấu trúc hiện tại để xác định mục tiêu dài hạn cho tái cơ cấu. Bức tranh toàn cảnh về thực trạng của doanh nghiệp còn chưa được định vị chi tiết, thì rất khó để định hướng và thúc đẩy tái cấu trúc.
- Chưa chỉ ra được điểm trọng tâm cần tái cơ cấu, mục tiêu tái cơ cấu (trên các khía cạnh khách hàng mục tiêu, thay đổi sản phẩm, công nghệ) mà tiến hành trước các biện pháp thứ yếu như sắp xếp tổ chức, thay đổi nhân sự cấp cao, thoái vốn. Doanh nghiệp Việt Nam thường đi theo quy trình ngược là hành động tái cơ cấu trước khi xác định được mục tiêu tái cơ cấu.
- Thực hiện cắt giảm chi phí sản xuất với kỳ vọng gia tăng lợi nhuận trong khi tái cơ cấu đang rất cần phải đầu tư cải tiến công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân sự để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu sản phẩm, phương thức phân phối phù hợp với nhu cầu của bối cảnh mới.
- Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp bằng cách thoái vốn một cách máy móc, thoái vốn ngay cả với dự án đang lỗ theo kế hoạch nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Thậm chí, đối với các Doanh nghiệp nhà nước, việc thoái vốn bị bắt buộc thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan chủ quản, dẫn đến nhiều doanh nghiệp bán nhiều công ty con, dự án với giá rẻ.
- Nhiều Doanh nghiệp đặt mục tiêu thu hồi vốn chứ không muốn bỏ vốn đầu tư mới. Điều này trái với bản chất của tái cơ cấu doanh nghiệp là phải đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân tài. Do vậy, việc nghĩ đến các biện pháp huy động vốn, nguồn lực mới là quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu, chứ không phải tìm cách thu hồi vốn, giữ vốn.
Xây dựng chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp bằng Hệ thống Quản lý Malik
Giáo sư Fredmund Malik được coi là nhà tiên phong trong quản lý dựa trên hệ thống toàn diện và hiện đại nhất. Ông đã phát triển một nhóm các hệ thống tư duy, điều hướng và quản lý mang tính cách mạng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của các tổ chức. Hệ thống quản lý Malik ManagementSystems® do ông và các cộng sự của Viện Nghiên cứu Quản lý Malik (Thụy Sỹ) phát triển là tập hợp các phương pháp và công cụ giúp tăng cường tính hiệu quả trong quản lý hệ thống phức hợp, đặc biệt nhằm giải quyết những thách thức của xã hội chuyển đổi được ông gọi là “Cuộc Chuyển đổi Vĩ đại của thế kỉ 21”.
Hệ thống quản lý Malik dựa trên triết lý quản lý hiệu quả cả Con người và Tổ chức, xem xét vấn đề quản trị trên một hệ thống tổng thể và đánh giá sự tương tác giữa các yếu tố liên quan. Phương pháp này bao gồm nhiều công cụ khác nhau để đánh giá, chẩn đoán và khắc phục những yếu kém trong hệ thống quản trị của tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phương pháp giúp định hướng và xây dựng chiến lược chuyển đổi trong ngắn hạn và dài hạn, xác định những yếu tố then chốt và điểm đòn bẩy để tạo những bước phát triển đột phá và quan trọng trong xây dựng chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp.
Mô hình Hai đường cong chữ S (Malik double S-curves): Giúp doanh nghiệp định vị hiện tại và chuyển hướng tương lai. Để thích ứng, doanh nghiệp cần phải trải qua một giai đoạn chuyển đổi nguồn lực. Mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp đang cần tái cơ cấu phân tích thực trạng doanh nghiệp và sự tương thích của doanh nghiệp tái cơ cấu với những thay đổi của thị trường.
Mô hình Hệ thống Quản lý Tích hợp Malik Integrated Management System – IMS®: giúp doanh nghiệp đánh giá 24 yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp và phân tích tác động của các yếu tố với nhau trên một tổng thể. Tái cơ cấu thực sự là một quá trình “lột xác” buộc doanh nghiệp phải hiểu rõ cấu trúc hiện tại để có thể định hướng cho tái cấu trúc. Mô hình IMS là một công cụ hữu hiệu để đánh giá “sức khỏe” doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp lớn, hoạt động đa ngành và có cấu trúc phức tạp.
Mô hình độ nhạy Malik (Malik SensiMod): Đây là một công cụ rất hữu ích giúp cho các nhà quản trị rà soát toàn diện doanh nghiệp. Công cụ này được hỗ trợ bởi phần mềm máy tính, giúp phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố cốt lõi trong doanh nghiệp, đánh giá sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, thách thức, sáng tạo, cấu trúc để từ đó xác định được những “điểm đòn bẩy” giúp điều hành hệ thống của doanh nghiệp theo hướng mong muốn, với việc sử dụng tối thiểu các nguồn lực.
Siêu đồng hợp (Malik SuperSyntegration – MSS®): có thể nói đây là phương pháp kết tinh những tính ưu việt nhất trong hiệu quả làm việc của người phương Tây. Siêu đồng hợp là công cụ giúp kết nối trí tuệ và năng lực làm việc tập thể của toàn bộ những nhân sự chủ chốt trong tập đoàn; tối đa hóa sự đồng thuận, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, giúp đưa ra các giải pháp chiến lược đúng cho các vấn đề then chốt và phối hợp trong tổ chức thực hiện hiệu quả. Đây là phương pháp thực sự cần để giải quyết những bế tắc trong việc định hướng tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, trước khi bắt đầu hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp, lãnh đạo các doanh nghiệp cần có góc nhìn tổng thể về tất cả các yếu tố cấu thành, có tầm nhìn và chiến lược dài hạn. Các doanh nghiệp tránh nóng vội để giải quyết các vấn đề trước mắt mà nên nghiên cứu cẩn thận và xây dựng kế hoạch tổng thể và xác định theo lộ trình phát triển vững chắc.
Nguồn: SLEADER tổng hợp