Trang chủ / QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Nội dung
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm và được quan tâm hàng đầu trong hệ thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của các công ty. Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược cung cấp các thông tin về quản trị rủi ro để giúp các doanh nghiệp hiểu được bản chất cốt lõi và giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro tốt hơn.
Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
Một số rủi ro doanh nghiệp thường gặp phải
1. Rủi ro chiến lược
Rủi ro chiến lược bao gồm đưa ra chiến lược sai lầm, thực hiện không đúng ý đồ chiến lược, không điều chỉnh chiến lược kịp thời khi môi trường kinh doanh thay đổi.
2. Rủi ro cạnh tranh
Đây là rủi ro mà công ty đối thủ sẽ có lợi thế hơn so với doanh nghiệp và ngăn cản doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ đối thủ có chi phí sản xuất rẻ hơn hoặc chất lượng sản phẩm tốt hơn.
3. Rủi ro từ nền kinh tế
Những điều kiện của nền kinh tế làm gia tăng chi phí hoặc giảm doanh số bán hàng của công ty.
4. Rủi ro hoạt động
Những rủi ro tiềm tàng liên quan đến hoạt động hàng ngày của một tổ chức, chẳng hạn như quy trình chăm sóc khách hàng. Một số người cho rằng rủi ro vận hành chỉ xảy ra với những quy trình không phù hợp và kém hiệu quả. Tuy nhiên, những quy trình được xây dựng có vẻ hoàn hảo và đang vận hành thành công vẫn có thể hàm chứa các rủi ro.
5. Rủi ro pháp lý
Rủi ro khi mà các quy định pháp luật mới được ban hành gây khó khăn cho việc kinh doanh của bạn, và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí và thiệt hại phát sinh do các tranh chấp pháp lý.
6. Rủi ro tuân thủ
Rủi ro khi doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật. Nhiều khi doanh nghiệp hoàn toàn có ý thức tuân thủ pháp luật, nhưng vẫn xảy ra vi phạm ngoài mong muốn do không cẩn thận và mắc lỗi
7. Rủi ro danh tiếng
Rủi ro danh tiếng là những thiệt hại có thể xảy ra khi danh tiếng của công ty xấu đi vì những hành vi và hoạt động trước đó của công ty bị coi là gian lận, thiếu trung thực, thiếu tôn trọng hoặc thể hiện năng lực kém cỏi. Thuật ngữ này thường ám chỉ đến rủi ro do sự sụt giảm uy tín nghiêm trọng chứ không chỉ là những bê bối nhỏ của doanh nghiệp.
8. Rủi ro tín dụng
Rủi ro mà các khách hàng nợ tiền của doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Với đa số doanh nghiệp, rủi ro này thường liên quan đến rủi ro khoản phải thu.
9. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro khi những biến động trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá trị của các giao dịch và tài tản của doanh nghiệp. Thông thường tỷ giá hối đoái sẽ biến động hợp lý vì chúng bị ảnh hưởng bởi một loạt các sự kiện chính trị và kinh tế.
10. Rủi ro lãi suất
Rủi ro thay đổi lãi suất sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của bạn. Chẳng hạn, lãi suất có thể làm tăng chi phí vốn của bạn do đó ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh và lợi nhuận của bạn.
11. Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị là xác suất mà các quyết định chính trị, sự kiện hoặc điều kiện cản trở hoạt động của công ty dẫn đến thua lỗ. Chính trị ảnh hưởng đến mọi thứ, từ thuế đến lãi suất và các sự kiện chính trị có thể tác động đáng kể đến giá tài sản hoặc chi phí kinh doanh.
Như vậy, nếu như ví rủi ro như những “căn bệnh”, thì quản trị rủi ro giống như “hệ thống miễn dịch” giúp ngăn ngừa và chữa trị những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Không có quản trị rủi ro, doanh nghiệp sẽ không có biện pháp bảo vệ và trở nên vô cùng mong manh trước sự khốc liệt của thị trường.
Không có quản trị rủi ro, doanh nghiệp sẽ không nhận ra những rủi ro có thể gặp phải và những biện pháp dự trù và khắc phục thiệt hại do rủi ro gây ra, từ đó doanh nghiệp sẽ gặp bất lợi về kinh tế, mất uy tín, không đạt được mục tiêu kinh doanh, không tối ưu được lợi nhuận, thậm chí vướng vào các rắc rối pháp lý và dẫn đến phá sản.
Quản trị rủi ro mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
1. Hạn chế sử dụng lãng phí dòng tiền trong đầu tư
Quản trị rủi ro có thể chỉ ra những chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua đó, doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư – kinh doanh để loại bỏ sự thừa thãi và hạn chế bất lợi.
2. Công cụ hiệu quả trong việc đầu tư và phát triển kinh doanh
Khi doanh nghiệp triển khai thành công khung quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu một công cụ hữu ích hiệu quả để có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh mới, những nguồn doanh thu mới, những dự án thành công và bảo toàn các giá trị cho các doanh nghiệp.
3. Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp
Quản trị rủi ro doanh nghiệp hỗ trợ tích cực cho quản trị doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin cho HĐQT/Hội đồng thành viên các rủi ro chủ yếu và các biện pháp cần thực hiện.
Một trong những mục tiêu chủ chốt trong hoạt động quản trị doanh nghiệp đó là đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bền vững và liên tục tăng cường các giá trị như tài chính, thị phần, thương hiệu…
4. Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra
Doanh nghiệp cần xác định rõ quản trị rủi ro không tập trung vào tủi ro cụ thể mà chủ yếu là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ bộ phận quản lý cải thiện hiệu quả hoạt động để giảm thiểu các nguyên nhân dẫn tới giảm doanh thu, lợi nhuận, tránh các tình huống bị động.
Khi lập kế hoạch ứng phó với các rủi ro, các doanh nghiệp đang tự giúp mình ứng phó hiệu quả với môi trường kinh doanh, những thay đổi khách quan mà doanh nghiệp có thể lường trước được.
Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro còn giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng xảy ra và ảnh hưởng của các tình huống xấu, xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, ứng phó, hoặc quản lý ảnh hưởng của các tình huống tới doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra.
5. Đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể phải công bố khả năng quản lý rủi ro để các nhà đầu tư, các tổ chức đánh giá tín dụng có cơ sở đánh giá mức độ tương quan giữa lợi nhuận có thể thu được và rủi ro có thể gặp phải.
Nếu các doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt sẽ xử lý được các vấn đề hiệu quả hơn đối với các rủi ro mới xuất hiện trong hoạt động kinh doanh và đương nhiên, những doanh nghiệp như vậy sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Những lưu ý quản trị rủi ro cho doanh nghiệp
Trước khi xây dựng một kế hoạch triển khai cho hệ thống quản trị rủi ro, doanh nghiệp cần nắm rõ những điểm lưu ý sau để hành động thành công.
1. Những sự kiện trong quá khứ không thể quyết định đến quản lý rủi ro ở hiện tại
Một sai lầm thường xảy ra khi quản trị rủi ro là doanh nghiệp sử dụng kết quả nghiên cứu những điều đã xảy ra trong quá khứ để quyết định hành động ở hiện tại. Điều này không sai khi nhà quản lý rủi ro dựa vào quá khứ để so sánh với hiện tại chứ không phải quyết định hiện tại.
Những nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra không có mối liên kết nào giữa những biến cố trong quá khứ và những điều có thể xảy ra trong tương lai, dù chúng có cùng điều kiện, cùng đối tượng nhưng cũng chưa chắc chúng xảy ra hoàn toàn như nhau và cách giải quyết cũng giống nhau.
2. Câu trả lời cho các rủi ro là một biến số thay đổi liên tục
Bắt nguồn từ thực tế, rủi ro là yếu tố luôn luôn thay đổi và biến hóa linh hoạt; vì vậy các dự đoán về rủi ro cũng phải thay đổi liên tục, cập nhật thường xuyên để có thể ứng phó hết các rủi ro có thể xảy ra.
3. Hãy lắng nghe những điều “không nên” chứ đừng tập trung vào điều “nên”
Những lời khuyên về “không nên” thường thiết thực hơn nhiều so với những lời khuyên về “nên”. Chính thái độ xem nhẹ lời khuyên cảnh báo những tiêu cực như thế khiến các công ty xem nhiệm vụ quản trị rủi ro là một phần việc hoàn toàn tách biệt với tìm kiếm lợi nhuận và dần xa rời bản chất vốn có của nó khi chỉ được thể hiện qua việc truy hồi về quá khứ và giải thích cho những hiện tượng đã xảy ra.
Như vậy, mục tiêu chính của quản trị rủi ro là cung cấp các cơ sở để cấp quản lý đưa ra quyết định chính xác, hiệu quả giảm thiểu thiệt hại trước các rủi ro bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Để phát triển bền vững trong môi trường ngày càng biến động, các doanh nghiệp cần ngay lập tức xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp với sự quyết tâm cao độ của cấp quản lý và đồng lòng của toàn bộ nhân viên.