
Trang chủ / Quản trị công ty hiện đại
Quản trị công ty hiện đại
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
sleader
Chia sẻ
Nội dung
Quản trị công ty hiện đại
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
sleader
Chia sẻ
Thuật ngữ “Quản trị” và nguồn gốc của nó bao hàm nhiều khía cạnh cốt lõi của quản lý tốt. Cả từ Latinh “gubernare” và từ Hy Lạp “kußepváw” đều mang ý nghĩa là “chèo lái”, tức là quản lý theo lý thuyết điều khiển học hệ thống: điều hướng, dẫn dắt, kiểm soát và cân bằng. Điều này đặc biệt quan trọng trong một thế giới phức hợp, khó đoán, luôn biến động và đầy rẫy những bất ngờ. Vì vậy, lãnh đạo ngày nay phải có tính hệ thống, tiến hóa, đa chiều và liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố.
Trong cuốn sách Chính sách và Quản trị Công ty hiện đại (2008/2013), tôi đã lý giải vì sao “quản trị” là khái niệm phù hợp nhất để chỉ phương pháp quản lý theo định hướng hệ thống trong các tổ chức. Khi tôi viết cuốn sách đầu tiên về quản trị công ty vào năm 1997, khái niệm quản trị vẫn còn bị chi phối bởi tư duy “giá trị cổ đông”. Tuy nhiên, việc định hướng toàn bộ hoạt động doanh nghiệp chỉ xoay quanh giá trị cổ đông lại mâu thuẫn với bản chất hệ thống của quản trị.
Cuốn sách Chính sách và Quản trị Công ty hiện đại được biên dịch bởi SLEADER
Ủy ban Cadbury (1992) đã định nghĩa quản trị doanh nghiệp là “hệ thống mà thông qua đó các công ty được chỉ đạo và kiểm soát.” Tuy nhiên, định nghĩa này chưa phản ánh được mức độ phức tạp ngày càng gia tăng của nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, internet và điện thoại thông minh. Vào thập niên 1990, khái niệm quản trị doanh nghiệp dần bị bóp méo bởi sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và trào lưu “nền kinh tế mới”, khiến các doanh nghiệp quá chú trọng vào việc tối đa hóa giá trị cổ đông, vốn chủ yếu được đo lường qua giá cổ phiếu. Hệ quả là những hành vi tài chính mang tính đầu cơ, thậm chí gian lận kế toán ngày càng gia tăng, đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Để khắc phục những diễn biến sai lệch này, các cải cách quản trị đã được triển khai nhằm sửa chữa những sai lầm của những năm 1990 và 2000. Tuy nhiên, các quy tắc quản trị doanh nghiệp ngày nay vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một mặt chúng điều tiết quá mức, mặt khác lại quá lỏng lẻo ở những điểm cốt lõi. Cụ thể, các quy tắc quá tập trung vào các yêu cầu pháp lý mà lơ là việc nâng cao chất lượng quản lý và lãnh đạo. Hệ quả là vai trò lãnh đạo và năng lực hành động của các nhà điều hành bị giới hạn bởi các yêu cầu và quy định pháp lý dẫn đến suy giảm tinh thần dấn thân, giảm khả năng chấp nhận rủi ro và thiếu tầm nhìn chiến lược.
Những cải cách hiện nay như phương pháp tiếp cận các bên liên quan hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) vẫn chưa giải quyết được những vấn đề căn bản. Cần một cách tiệp cận mới, tập trung trọng tâm vào mục đích lâu dài của doanh nghiệp, như Peter Drucker đã khẳng định từ năm 1954: “Mục đích của một doanh nghiệp là tạo ra khách hàng.”
Quản trị doanh nghiệp cần được hiểu là một chính sách hệ thống toàn diện, thúc đẩy sự chuyển đổi từ quản lý dựa trên quy định sang tự điều tiết, từ tổ chức sang tự tổ chức. Theo lý thuyết điều khiển học, quản trị là nghệ thuật điều hành hệ thống sao cho nó có thể tự điều chỉnh và tự tổ chức, từ đó phát huy hết tiềm năng và thích ứng linh hoạt với những biến động của môi trường.
Ngày nay, doanh nghiệp không chỉ phải đảm nhận trách nhiệm kinh tế mà còn phải gánh vác trách nhiệm xã hội, chính trị và đạo đức. Tương lai của quản trị doanh nghiệp sẽ nằm ở việc tái định hướng về phía khách hàng và tập trung mạnh mẽ vào chính bản thân doanh nghiệp.
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo chiến lược biên dịch từ Malik Letter, số 13 tháng 03. 2025.




