Trang chủ » Quản lý có phải là một “nghề”?
Quản lý có phải là một “nghề”?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Nội dung
Quản lý có phải là một “nghề”?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Thời gian qua, xã hội đã chứng kiến các cán bộ quản lý, kể cả cấp cao, bị kỷ luật do có những sai phạm nghiêm trọng về quản lý, gây ra những hậu quả nặng nề cả trước mắt lẫn lâu dài. Điều đáng buồn là nhiều người trong số đó đang làm việc trong những lĩnh vực đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao như quân đội, công an, giáo dục, y tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai phạm và đã được các cấp có thẩm quyền chỉ ra. Tuy nhiên, có một vấn đề được ẩn sâu bên trong và cần được xem xét trong một bối cảnh rộng hơn, đó là những cán bộ quản lý đang nắm giữ các cương vị ở mọi lĩnh vực, ngành nghề, cấp độ có coi quản lý là một nghề và theo đuổi đến cùng không? Cho đến nay, vẫn còn có nhiều người, trong đó có cả những người làm kinh doanh, nhầm lẫn quản lý là một năng khiếu bẩm sinh. Nếu cứ theo quan niệm sai lầm đó thì rõ ràng quản lý không phải là một nghề.
Nhưng thực tiễn đã chứng minh, quản lý về cơ bản là một nghề. Đây là khẳng định của Giáo sư Fredmund Malik, người sáng lập và lãnh đạo Viện Malik, Thụy Sỹ. Ông đã trải qua nhiều cương vị khác nhau, nhà giáo, nhà nghiên cứu, doanh nhân, nhà quản lý và đặc biệt là Giáo sư đã có điều kiện làm việc trực tiếp với hàng nghìn nhà quản lý của các tập đoàn, tổ chức ở châu Âu và trên thế giới thông qua các hội thảo, khóa huấn luyện và tư vấn.
Cũng theo Giáo sư Fredmund Malik, quản lý nếu được coi là một nghề thì phải là quản lý đúng. Quản lý đúng được coi là bất biến và phổ quát ở mọi nơi trên thế giới, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế xã hội và văn hóa. Điều này cũng tương tự như nghề lái xe là phải nổ máy, vào ga, rà phanh và điều chỉnh vô lăng… thì xe mới chuyển động được, chứ không có kiểu lái xe nào khác cả.
Đối với bất kỳ nghề nào, điều quan trọng nhất là sự chuyên nghiệp ở mức độ phù hợp mà chúng ta mong thấy được ở một nha sĩ, một luật sư hay một chỉ huy dàn nhạc. Người ta thường kỳ vọng tính chuyên nghiệp cao ở các thương gia và cũng đòi hỏi một sự chuyên nghiệp tương tự ở các nhà quản lý.
Quay trở lại tình trạng các cán bộ quản lý có chuyên môn cao nhưng bị kỷ luật do sai phạm đang gây ra nhiều luồng ý kiến khác nhau trong xã hội, có thể thấy, sự thiếu chuyên nghiệp trong quản lý của các nhà chuyên môn vì nhầm lẫn giữa quản lý chuyên môn và quản lý tổ chức.
Để thấy rõ về nghề quản lý, Giáo sư Fredmund Malik đã sử dụng mô hình bánh xe quản lý hiệu quả để trực quan hóa 4 đặc điểm của bất cứ nghề nào: (1) Các nhiệm vụ phải thực hiện; (2) Các công cụ cần sử dụng; (3) Các nguyên tắc để thực hiện nhiệm vụ và sử dụng công cụ; (4) Trách nhiệm của người thực hiện công việc.
Mô hình bánh xe quản lý hiệu quả của Malik
Theo Giáo sư Fredmund Malik, quản lý là kỹ năng có thể học được và phải học đúng từ đầu rồi mới hoàn thiện liên tục qua thực tế. Quản lý vừa là một nghề và cũng là một nghệ thuật, tuân theo các quy tắc chuyên nghiệp đã được biết đến và được chứng minh là hữu ích trong các ngành nghề khác.
Để hiểu rõ hơn nữa về nghề quản lý, cũng như cách quản lý đúng và tốt, anh/chị có thể tìm hiểu thêm trong cuốn sách Quản lý: Những điều cốt lõi của Giáo sư Fredmund Malik.
Đặt sách ngay qua Tiki tại đây
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược biên tập từ sách “Quản lý: Những điều cốt lõi” của Fredmund Malik