Trang chủ / Làm gì để tập hợp trí tuệ tập thể?
Làm gì để tập hợp trí tuệ tập thể?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
- chiến lược, đồng hợp, malik, quản trị, sleader, Tập hợp trí tuệ
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Nội dung
Làm gì để tập hợp trí tuệ tập thể?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
- chiến lược, đồng hợp, malik, quản trị, sleader, Tập hợp trí tuệ
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: “Không một ai có thể thông minh bằng tất cả chúng ta”, thành ngữ cổ Trung Hoa thì cho rằng: “Ba ông thợ giày bằng một Gia Cát Lượng”. Những ngạn ngữ này có phần gần nghĩa với câu tục ngữ của Việt Nam: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Mặc dù được biểu đạt bằng những ngôn từ rất khác nhau, nhưng các ngạn ngữ và tục ngữ này đều hàm ý rằng, sự thông minh xuất chúng của một cá nhân không thể giá trị bằng sự tập hợp trí tuệ của nhiều người bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng nguyên lý đúng đắn này còn gặp rất nhiều trở ngại.
Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như ngày nay, các tổ chức phải liên tục thích ứng và tự đổi mới để tồn tại và phát triển. Theo McKinsey & Company, vào năm 1935, tuổi thọ của một công ty thuộc S&P 500 là 90 năm. Đến năm 2010, tuổi thọ này đã giảm xuống chỉ còn 14 năm và các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, tuổi thọ của các công ty ngày càng ngắn hơn. Trong một thế giới đầy biến động và khó đoán định, nhà quản trị cần đưa ra các quyết định sáng suốt, nhất là trong xây dựng và thực thi chiến lược.
Tuy nhiên, các thông tin cần thiết để đưa ra một quyết định sáng suốt không chỉ nằm ở đội ngũ lãnh đạo mà còn dựa vào kiến thức của đội ngũ nhân viên ở nhiều cấp bậc và phòng ban khác nhau. Nhưng cho đến nay, việc khai thác trí tuệ từ số đông này thông qua email và cuộc họp thường kém hiệu quả.
Các bước để phát huy trí tuệ tập thể
Như đã đề cập ở trên, trí tuệ tập thể hỗ trợ các nhà quản trị đưa ra các quyết định chính xác, hiệu quả hơn. Do vậy, để phát huy trí tuệ tập thể, nên tuân thủ các bước cần thiết như sau:
Tạo dựng văn hóa chia sẻ, nơi mọi ý kiến đều được tôn trọng:
Việc xây dựng môi trường làm việc nơi mỗi cá nhân có thể thoải mái thể hiện quan điểm là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy trí tuệ tập thể. Trước hết, người lãnh đạo cần tránh các chỉ trích cá nhân với nhân viên trong các cuộc tranh luận. Thứ hai, luôn thẳng thắn bày tỏ nếu cần thêm ý kiến từ nhân viên và cởi mở đón nhận mọi đóng góp, kể các ý kiến có vẻ “ngớ ngẩn”.
Khuyến khích việc tập trung vào số lượng khi đưa ra sáng kiến:
Rất nhiều nhân viên ngần ngại đưa ra sáng kiến bởi họ cho rằng chỉ khi có những ý tưởng chỉn chu, hoàn thiện mới nên đề xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi việc các cá nhân có thể đưa ra nhiều ý tưởng, kể cả khi ý tưởng đó cũng chỉ là sơ khai, sẽ giúp thúc đẩy tính sáng tạo của đội ngũ.
Đo lường và ghi nhận đóng góp của nhân viên:
Lãnh đạo cần tạo ra môi trường mà nhân viên cảm thấy những ý kiến của mình được ghi nhận và chuyển hóa thành những hành động thiết thực. Việc ghi nhận và khen thưởng có thể bao gồm: tuyên dương trước tập thể, cơ hội được dẫn dắt các dự án quan trọng, tạo cơ hội thăng tiến.
Đồng hợp – Giải pháp thông minh giúp khai thác tối ưu trí tuệ tập thể
Bên cạnh việc áp dụng các phương thức truyền thống để khai thác trí tuệ tập thể, một trong các công cụ quản trị hiện đại mà các tổ chức/doanh nghiệp có thể áp dụng, đặc biệt trong việc xây dựng chiến lược và giải quyết những thách thức lớn, đó là Đồng hợp Malik. Đây là phương pháp độc quyền được phát triển bởi Viện Malik, Thụy Sỹ. Tên gọi Đồng hợp (Syntegration®) bắt nguồn từ việc kết hợp của cụm từ Đồng bộ (Synergy) và Tích hợp (Integration). Đó là sự Đồng bộ và tích Hợp về trí tuệ và năng lực cảm xúc của các lãnh đạo và nhân viên.
Đồng hợp giúp tối ưu hóa số lượng kết nối, trao đổi cho một số lượng lớn người tham gia, cho phép số đông có thể dễ dàng chia sẻ thông tin để xử lý nhiều chủ đề đan xen, nhờ đó khai thác tối đa trí tuệ tập thể.
Theo James Surowiecki (2004), có bốn điều kiện để có thể phát huy thành công trí tuệ tập thể, bao gồm: (i) sự đa dạng của ý kiến; (ii) sự độc lập (ý kiến được đưa ra không ảnh hưởng bởi những người xung quanh); (iii) sự phi tập trung hóa (không ai được chỉ định ai làm bất cứ việc gì); (iv) sự phối hợp (có một cơ chế để biến những ý kiến riêng thành quyết định tập thể). Phương pháp Đồng hợp hội đủ cả 4 yếu tố trên: mỗi người tham gia được đưa ra ý kiến ở những chủ đề mình mạnh nhất, sẽ có người điều hành các phiên thảo luận để tất cả các ý kiến đều được ghi nhận và bình đẳng, ý kiến được lựa chọn là ý kiến có sự đồng thuận cao. Vì vậy, Đồng hợp Malik đã thành công trong việc phát huy trí tuệ của số đông để đem đến những giải pháp mang tính đột phá cho tổ chức.
Nhờ việc ứng dụng của nhiều lĩnh vực khoa học, phương pháp Đồng hợp đã vượt qua khỏi những công cụ thông thường trong Quản trị doanh nghiệp, tổ chức. Phương pháp Đồng hợp Malik đã được thử nghiệm và kiểm chứng hơn 1.000 lần ở các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực của xã hội.
Trong thế giới phức hợp và không ngừng biến động, việc chỉ dựa vào trí tuệ của ban lãnh đạo để giải quyết vấn đề của tổ chức/doanh nghiệp sẽ bị giới hạn và không thể mang lại kết quả tối ưu. Việc ứng dụng các công cụ thông minh, hiện đại như Đồng hợp sẽ là giải pháp hữu ích, cấp thiết cho các nhà quản trị tổ chức/doanh nghiệp. Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp Đồng hợp Malik, vui lòng liên hệ: 0941 666 292 (Ms. Đặng Thảo – Giám đốc Trung tâm Đồng hợp)
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược tổng hợp