Trang chủ » Fredmund Malik: Một góc nhìn Quản lý khác
Fredmund Malik: Một góc nhìn Quản lý khác
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Tác giả
admin
Chia sẻ
Fredmund Malik: Một góc nhìn Quản lý khác
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Quản lý dưới góc nhìn của GS. Fredmund Malik – nhà tiên phong trong quản lý dựa trên hệ thống toàn diện và hiện đại nhất với hệ thống quản lý Malik ManagementSystems®. Hệ thống này đã hỗ trợ các nhà quản lý điều hành cấp cao trong những tổ chức hàng đầu quốc tế nắm bắt và làm chủ sự thay đổi lớn của “Cuộc Chuyển đổi Vĩ đại thế kỷ 21”.
Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết của GS. Fredmund Malik, chuyên gia có ảnh hưởng hàng đầu thế giới về lãnh đạo và quản lý, nhà tư tưởng của lý thuyết chuyển đổi vĩ đại thế kỷ 21. Cùng với GS. Peter Drucker, cả hai được coi là những nhà tư tưởng và thực hành quản trị nổi tiếng nhất trong thời đại ngày nay, “cha đẻ” của Quản trị Hiện đại thế kỷ 20 và thế kỷ 21.
Quản lý là lực đẩy ở bất cứ nơi nào mà con người chỉ có thể đạt tới những mục tiêu chung bằng cách chia sẻ công việc và kiến thức. Quản lý là bộ phận lãnh đạo trong tất cả các tổ chức của xã hội – trong doanh nghiệp cũng như đại học, bệnh viện, thành phố và các tổ chức khác. Quản lý phải có tầm nhìn và đưa ra định hướng cho các tổ chức; nó phải cân nhắc kĩ nhiệm vụ của các tổ chức, xác định mục tiêu và huy động những nguồn lực phù hợp với những kết quả mà tổ chức đó cần đạt được.
Quản lý – Chức năng xã hội giúp các tổ chức và hệ thống của một xã hội hoạt động phù hợp
Điều này cũng bao gồm sự quản trị và lãnh đạo có trách nhiệm.
Chỉ bằng cách quản lý đúng đắn, các tài nguyên của một xã hội mới có thể được chuyển đổi hiệu quả thành những giá trị và kết quả thỏa đáng. Với góc nhìn này, quản lý là giúp mọi người đóng góp vào sự hoạt động đúng đắn trong các tổ chức của họ. Nói cách khác, quản lý là tạo ra mục đích, định hướng, cơ cấu và hoạt động. Bằng cách đó, quản lý đạt được các trách nhiệm và chuẩn mực chính trị, xã hội.
Quản lý – Làm chủ Sự phức hợp
Một trong những thách thức lớn nhất của quản lý là sự phức hợp ngày càng gia tăng và có nhiều động lực biến đổi trong các hệ thống gắn kết toàn cầu hiện nay.
GS. Malik gọi những thay đổi lớn kèm theo thách thức này là “Những biến đổi vĩ đại của thế kỷ 21”. Đó là lí do tại sao ông cũng hiểu quản lý như là việc làm chủ sự phức hợp. Góc nhìn này đã cho thấy cách tiếp cận quản lý tốt nhất theo nghĩa trọn vẹn, đồng thời cho phép tạo ra những giải pháp quản lý hiệu quả nhất.
Giải pháp “Hệ thống quản lý” (ManagementSystems) dựa trên ba khoa học về sự phức hợp: Lý thuyết Hệ thống, Điều khiển học và Khoa học Robot sinh học.
Giáo sư hiểu Lý thuyết Hệ thống là khoa học về sự tổng thể. Điều khiển học với ông là khoa học về sự hoạt động. Và Khoa học Robot sinh học là vận dụng những giải pháp từ tự nhiên vào các tổ chức xã hội để cải thiện tối đa hiệu quả hoạt động.
Kết quả là, lý thuyết quản lý của GS. Malik trở nên hoàn toàn khác biệt với những cách tiếp cận thông thường. Cụ thể, nó đã vượt qua lý thuyết quản trị doanh nghiệp một khoảng dài. Nó dẫn tới những đổi mới trong quản lý nền tảng và mở đường cho những giải pháp hoàn toàn mới để giải quyết nhiều vấn đề quản lý. Nó tạo ra sự rõ ràng trong bối cảnh hiện nay, khi mà sự nhầm lẫn khái niệm, thiếu nhất quán, tùy tiện và nhất thời đang chiếm ưu thế.
Quản lý – Hệ điều hành của các tổ chức
Xét về tầm quan trọng và mức độ tác động, quản lý có vai trò như những hệ điều hành trong các máy tính: tương tự như máy tính phải dựa vào hệ điều hành mới hoạt động tốt, các tổ chức chỉ hoạt động đúng đắn khi có “hệ điều hành quản lý”. Dưới góc nhìn của một nhà quản lý, ông cũng nhìn rõ quản lý đúng đắn là một “hệ điều hành” có khả năng tiến hóa phù hợp với các tổ chức thuộc mọi quy mô và loại hình.
Quản lý – Nghề chuyên về Sự hiệu quả
Các nhà quản lý là những người đảm nhận chức năng xã hội và thực hiện nó như một nghề nghiệp. Một phần công việc này là làm những điều phù hợp và làm sao cho thật tốt điều đó. Đây là lí do tại sao GS. Malik hiểu quản lý là nghề chuyên về sự hiệu quả trong những hệ thống phức hợp.
Có khả năng tự quản lý và quản lý tốt cũng rất quan trọng đối với con người trong thế kỷ 21, giống như khả năng đọc và viết trong thế kỷ 18. Ngày nay, quản lý là năng lực chủ yếu mà qua đó, con người có được việc làm và tạo ra sự hiệu quả trong các tổ chức. Sự thành công nghề nghiệp trong tất cả các tổ chức chủ yếu là hệ quả của Quản lý Tốt và Đúng. Chỉ có bằng cách này, những nguồn lực tài chính và hơn thế nữa là tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo, thông tin, kiến thức, kinh nghiệm sẽ được chuyển thành các kết quả.
Quản lý cho con người và quản lý cho tổ chức là những khía cạnh ứng dụng trong giải pháp toàn diện “Hệ thống quản lý” của GS. Malik (Malik ManagementSystems®). Với những giải pháp này, mọi người sẽ có điều kiện chuyển thế mạnh của mình thành hành động, đạt và thấy được ý nghĩa cũng như sự thành công trọn vẹn.
Lược dịch và biên tập theo “Quản lí: Làm chủ Sự phức hợp” (F. Malik)
Theo: Thanh Huyền (Vietnam Report)
Tin liên quan:
>>Sự kiện “ Văn hóa Đông – Tây trong phát triển doanh nghiệp”
>>Văn hóa Sleader: Ngôi sao Tháng 2/2021 – Trưởng phòng Quản lý dự án Lê Hồng