Điều hành cuộc họp hiệu quả bằng công nghệ Đồng hợp

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Điều hành cuộc họp hiệu quả bằng công nghệ Đồng hợp

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Ngày 29 tháng 8 năm 2024, tại Trung tâm Hội nghị Aurora, thành phố Vũng Tàu, Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) đã tổ chức thành công khóa đào tạo dành cho các cán bộ quản lý của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Khóa đào tạo tập trung vào chủ đề “Điều hành cuộc họp hiệu quả bằng công nghệ Đồng hợp Thụy Sỹ”, với sự tham gia tích cực của nhiều cán bộ quản lý cấp cao và trung.

Họp là một hình thức kết nối không thể thiếu được của mọi tổ chức, cộng đồng và xã hội. Đồng thời, họp cũng là công cụ quản lý hàng đầu của mọi nhà quản lý trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội. Có nhiều hình thức họp khác nhau: Họp giao ban, họp chuyên đề, họp nhóm làm việc theo dự án…Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều cuộc họp đang ngày càng kém hiệu quả, phải mất thời gian họp đi họp lại nhiều lần mà không đi tới kết quả cụ thể. Thậm chí, có những cuộc họp mà người tham dự không có cơ hội được thể hiện ý kiến vì thời gian họp có giới hạn mà nhiều người tham dự, dẫn tới cảm giác “thừa”, tham gia cho đủ thành phần, từ đó không muốn đi họp hoặc tranh thủ làm việc riêng trong lúc họp, thậm chí cử người đi họp thay. Để giúp cho các doanh nghiệp/tổ chức giải quyết được tình trạng này, SLEADER đã thiết kế chương trình đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả của các cuộc họp bằng cách ứng dụng công nghệ Đồng hợp trong điều hành cuộc họp.

 

Chuyên gia và các học viên đang thực hành mô phỏng

Với sự hướng dẫn chuyên nghiệp và trực quan của đội ngũ giảng viên từ Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược, các học viên đã được tiếp cận với công nghệ Đồng hợp Thụy Sỹ, một phát kiến của Giáo sư Fredmund Malik giúp tối ưu hóa quá trình ra quyết định trong cuộc họp. Bên cạnh đó, Đồng hợp có thể phát huy trí tuệ tập thể một cách tối đa nhất nhờ sự kết nối trí tuệ cùng cảm xúc của các cá nhân với nhau.
Điểm đặc biệt của khóa học là các cán bộ quản lý được thực hành mô phỏng ngay trên lớp với chủ đề cuộc họp là: “Sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ một cách tối ưu để góp phần giảm được 5% tiêu thụ điện năng của Nhà máy Đạm Phú Mỹ”. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và thời gian được quy định, các phiên thảo luận đã được thực hiện một cách sôi nổi, thực chất và hiệu quả. Cuộc họp được kết thúc đúng theo thời gian và kiến tạo được bảy nhóm hành động cần được tiến hành với các bước đi, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm thực thi và sản phẩm đầu ra dự kiến. Hơn nữa, các nhóm hành động được sự đồng thuận hoàn toàn của các thành viên tham gia cuộc họp mô phỏng.

 

Các học viên đang thảo luận thống nhất ý tưởng

Khóa học đã mang lại những kết quả tích cực và nhận được phản hồi tốt từ các học viên tham gia. Nhiều cán bộ quản lý của Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã chia sẻ rằng, họ không chỉ học được các kỹ năng mới mà còn thấy rõ sự khác biệt trong cách tiếp cận và điều hành cuộc họp sau khóa học. Điều này hứa hẹn sẽ mang lại những cải tiến đáng kể trong hiệu quả công việc và quá trình ra quyết định tại Nhà máy. Một học viên tham gia khóa học cho biết: “Khóa học này thực sự hữu ích và thiết thực. Tôi đã học được một hình thức họp mới, hiệu quả hơn rất nhiều so với các hình thức họp thông thường. Hy vọng Nhà máy sẽ sớm ứng dụng Công nghệ Đồng hợp trong các cuộc họp, nhất là các cuộc họp về chuyên môn.”
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý, mang đến những khóa học chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp.

Đội ngũ lãnh đạo, quản lý Nhà máy Đạm Phú Mỹ và các chuyên gia SLEADER

Bài và ảnh: Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược