Trang chủ / Dành cho khu vực công / Bản chào dịch vụ tư vấn: Triển khai chiến lược Phát triển KT– XH của Địa phương
Bản chào dịch vụ tư vấn: Triển khai chiến lược Phát triển KT– XH của Địa phương
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Tác giả
sleader
Chia sẻ
Bản chào dịch vụ tư vấn: Triển khai chiến lược Phát triển KT– XH của Địa phương
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
sleader
Chia sẻ
GIỚI THIỆU DỊCH VỤ
SLEADER cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện hỗ trợ các địa phương (Tỉnh, thành phố, quận, huyện) xây dựng và triển khai chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo phù hợp với tầm nhìn dài hạn, đặc thù địa phương và bối cảnh thực tế. Chương trình tư vấn không chỉ giúp xác định tầm nhìn và mục tiêu chiến lược, mà còn chuyển hóa thành các hành động thực tiễn nhằm đạt tăng trưởng bền vững và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
MỤC TIÊU
- Xây dựng chiến lược phát triển toàn diện và thực tiễn: Đảm bảo chiến lược dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
- Tăng cường hiệu quả quản lý và thực thi: Hỗ trợ các cấp chính quyền thiết lập cơ chế phối hợp và phân bổ nguồn lực hợp lý để thực hiện chiến lược hiệu quả.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương: Đưa địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Phát triển bền vững: Đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
LƠI ÍCH ĐẠT ĐƯỢC
- Chiến lược phát triển khả thi và hiệu quả: Được xây dựng dựa trên phân tích sâu sắc thực trạng, mong muốn và tiềm năng của địa phương.
- Cơ chế thực thi rõ ràng: Đảm bảo các cơ quan, ban, ngành và doanh nghiệp phối hợp hiệu quả để đạt được mục tiêu chiến lược.
- Tăng cường năng lực cạnh tranh: Giúp địa phương thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện chất lượng sống.
- Phát triển bền vững: Đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo phúc lợi xã hội.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN TƯ VẤN
Bước 1: Đánh giá thực trạng và xác định vấn đề trọng tâm
- Phân tích hiện trạng kinh tế – xã hội:
- Đánh giá các chỉ số kinh tế chính (GDP, GRDP, cơ cấu kinh tế).
- Hiện trạng xã hội: dân cư, giáo dục, y tế, văn hóa.
- Đánh giá môi trường và hạ tầng đô thị.
- Phân tích cơ hội và thách thức:
- Xác định tiềm năng nổi bật của địa phương.
- Phân tích các thách thức như cạnh tranh nguồn lực, biến đổi khí hậu, áp lực đô thị hóa.
- Tham vấn ý kiến: Lấy ý kiến từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân để xác định các vấn đề cần ưu tiên giải quyết.
Bước 2: Xây dựng chiến lược phát triển
- Xác định tầm nhìn và mục tiêu chiến lược:
- Định hướng phát triển dài hạn (10-30 năm), phù hợp với quy hoạch vùng và quốc gia.
- Các mục tiêu cụ thể: tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng sống, cải thiện hạ tầng, và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các trụ cột chiến lược:
- Phát triển kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, thương mại.
- Nâng cao chất lượng xã hội: giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội.
- Phát triển bền vững: quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
- Xây dựng các chính sách và giải pháp chiến lược:
- Chính sách thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
- Giải pháp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
- Định hướng phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Bước 3: Lập kế hoạch triển khai
- Thiết lập kế hoạch hành động:
- Lựa chọn các dự án ưu tiên và xây dựng lộ trình thực hiện.
- Xác định ngân sách, nguồn lực và cơ chế phối hợp thực thi.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng:
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban ngành.
- Thiết lập cơ chế phối hợp và giám sát liên ngành.
Bước 4: Kiểm soát và điều chỉnh chiến lược
- Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá:
- Xây dựng các chỉ số đo lường (KPIs) để theo dõi hiệu quả triển khai.
- Tổ chức các báo cáo định kỳ để đánh giá tiến độ và kết quả.
- Điều chỉnh chiến lược linh hoạt:
- Đưa ra các biện pháp điều chỉnh chiến lược khi có thay đổi từ bối cảnh kinh tế – xã hội.
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
- Phân tích đa chiều: Kết hợp dữ liệu kinh tế, xã hội, môi trường để đảm bảo chiến lược toàn diện và khả thi.
- Tham vấn ý kiến rộng rãi: Tích hợp ý kiến từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng để đảm bảo tính thực tế.
- Học hỏi kinh nghiệm quốc tế: Áp dụng các mô hình phát triển thành công từ các địa phương tương tự trên thế giới, kết hợp với đặc thù của địa phương tại Việt Nam.
- Tư duy hệ thống: Đảm bảo các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường được xem xét một các đồng bộ và hệ thống.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỒNG HỢP MALIK
Ứng dụng công nghệ Đồng hợp Malik, Thụy Sỹ vào triển khai, giúp tối ưu hóa quy trình phối hợp, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan để tìm ra giải pháp một cách nhanh chóng, đảm bảo chiến lược được thực thi hiệu quả, đồng bộ và linh hoạt.
KẾT QUẢ ĐẦU RA
- Bộ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội: Bao gồm tầm nhìn, mục tiêu, trụ cột chiến lược, và các chính sách/giải pháp cụ thể.
- Kế hoạch hành động chi tiết: Xác định các dự án trọng điểm, lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện.
- Hệ thống giám sát và đánh giá: Các chỉ số đo lường và cơ chế kiểm soát tiến độ triển khai.
- Báo cáo tham vấn và đào tạo: Đào tạo đội ngũ cán bộ để đảm bảo khả năng thực thi và điều chỉnh chiến lược.
CAM KẾT ĐỒNG HÀNH
SLEADER cam kết đồng hành cùng địa phương để xây dựng và triển khai chiến lược phát triển kinh tế – xã hội một cách toàn diện, khoa học và thực tiễn. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị chiến lược và phát triển bền vững, SLEADER sẽ mang đến các giải pháp phù hợp, giúp địa phương đạt được các mục tiêu tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng sống của người dân và khẳng định vị thế trong khu vực và quốc gia.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: 266 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội
- Người phụ trách: Dương Thu
- SĐT: 0965 965 368
- Email: [email protected]