Cụm từ “ngoài tầm kiểm soát!” đồng loạt xuất hiện trên các trang nhất khi cuộc khủng hoảng nổ ra vào năm 2008, và chỉ vài giờ sau, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện đầy rẫy những tin tức gây sốc về giá cổ phiếu lao dốc và các ngân hàng sụp đổ. Từ New York, cơn bão tài chính quét qua thế giới. Nó tạo ra điềm báo ban đầu về một hiện tượng kỳ lạ đã đi vào cuộc sống dưới vỏ bọc của hệ thống tài chính.

 

Ngay sau đó là sự cố “ngoài tầm kiểm soát” thứ hai khi ai cũng thấy rõ rằng nhân sự ở các trung tâm tài chính toàn cầu về cơ bản không biết đối phó với thảm họa như thế nào. Đường dây máy tính và điện thoại hỏng, không có kết nối, mọi đường dây bị kẹt cứng, tín hiệu bận – hoặc không có tín hiệu, không có cách nào để truyền thông tin và thực hiện các quyết định; các thương nhân, nhà quản lý, chủ ngân hàng và quan chức chính phủ kiệt sức. Đây là bức tranh về một hệ thống mất kiểm soát.

 

Toàn bộ sự việc được coi là một cuộc khủng hoảng tài chính. Đúng là thế, nhưng còn hơn thế, đó là một cuộc khủng hoảng của các hệ thống kiểm soát được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Không chỉ “hệ tuần hoàn máu” mà cả “hệ thần kinh” cũng suy giảm.

 

 

Một thảm họa toàn cầu đã không thể tránh khỏi. Cuộc khủng hoảng để lại hậu quả lớn khi phải dùng đến những biện pháp ổn định ở các mức vô cùng cao và các thử nghiệm tiền tệ có quy mô lớn nhất mọi thời đại. Nền kinh tế đang lún sâu trong nợ nần hơn bao giờ hết.

 

Nhưng cho dù là Lehman, Fukushima, trận sóng thần năm 2004, động đất ở Haiti hay Nepal – thì cũng đến lúc phải lắng xuống và không còn được truyền thông nhắc tới nhiều, bởi vì mọi người đều cảm thấy mệt mỏi khi nghe tin về thảm họa. Sẽ đến thời điểm mà trạng thái bình thường mới được thiết lập lại – nhưng chỉ là sự bình thường của một sa mạc đã từng rất màu mỡ.

 

Danh sách hiện tại của chúng ta về các hệ thống “ngoài tầm kiểm soát” còn dài và có thể nhìn thấy rõ hiện tượng này trong các yếu tố tạo nên cuộc Đại chuyển đổi, ví dụ: việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đã bị “giậm chân tại chỗ”; ước tính có hơn 60 triệu người – một con số lớn nhất từ trước đến nay – đang trốn chạy khỏi đất nước họ; và còn nhiều ví dụ hơn thế nữa.

 

May mắn thay, cũng có những ví dụ tích cực: các dịch vụ cứu hộ xuất sắc có khả năng hạ cánh khẩn cấp, các đám cháy lớn hoặc các vụ va chạm hàng loạt trên đường cao tốc được xử lý bởi các phương pháp tiếp cận có kỷ luật và phối hợp, sự hợp tác chuyên nghiệp của các đội cứu hộ, thông tin liên lạc đáng tin cậy. “Mọi thứ đều trong tầm kiểm soát.” Điều đó có nghĩa là hệ thống đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ chẳng ai để ý khi một hệ thống hoạt động tốt và thực hiện đúng chức năng. Mọi người không chú ý đến hệ thống đó bởi vì sẽ không rút ra được bài học gì khi nó đang hoạt động tốt.

 

 

Nhưng một hệ thống không hoạt động tốt sẽ thu hút sự chú ý rất lớn. Các phương tiện truyền thông sẽ đưa tin về vụ việc, và chúng ta sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn. Sân bay ở Frankfurt, Đức vào năm 2024 có khoảng 62 triệu hành khách không gặp sự cố nào với các chuyến bay của họ. Tàu điện ngầm Luân Đôn vận chuyển 3 triệu người an toàn mỗi ngày. Các phương tiện truyền thông không đưa tin và chúng ta cũng chẳng quan tâm đến việc đọc hay nghe về những điều này.

 

Nếu chúng ta lập danh sách tất cả những thứ hoạt động tốt ngày hôm nay thì nó thực sự sẽ dài hơn danh sách những thứ hoạt động không bình thường.

 

Nếu một sự việc “ngoài tầm kiểm soát”, có nghĩa là hệ thống kiểm soát không còn đủ khả năng để làm chủ sự phức hợp của sự việc đó. Nếu hiện tượng “trong tầm kiểm soát” thì có nghĩa là hệ thống điều khiển hoạt động bình thường, và hệ thống tổng thể cũng vậy. Cả hai đều quay trở lại Định luật về sự đa dạng cần thiết (hay Định luật về sự phức hợp) của Ashby.

 

Hầu hết chúng ta đều từng trải qua những tình huống “mất kiểm soát”, chẳng hạn như khi lái xe trong thời tiết mùa đông và xe bị trượt bánh, hoặc khi chúng ta phóng xe quá nhanh. Chúng ta đã trải qua những cảm giác như sợ hãi, tim đập nhanh, toát mồ hôi, hoảng sợ. Bởi vì chúng ta đã quen với điều ngược lại, cảm giác được làm chủ tình hình. Điều này mang lại sự điềm tĩnh, tự tin, thậm chí là hài lòng khi mọi thứ trong tầm kiểm soát.

 

Trong những chiếc xe hơi hiện đại, các hệ thống tinh vi hỗ trợ lái xe thậm chí còn có khả năng kiểm soát trước khi xe bắt đầu trượt. Có phải là rất thú vị không? Điều này có nghĩa là các hệ thống điều khiển từ tính có khả năng “dự báo”?

 

Đó là một chủ đề mà chúng ta sẽ đề cập khi nói đến quản lý và quản trị. Sau cùng, câu hỏi đặt ra là: “Chính xác thì điều gì kích hoạt hành động kiểm soát?” Ngày nay, với các hệ thống kỹ thuật thì việc kiểm soát thường diễn ra khá hiệu quả.

 

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược biên dịch từ Malik Letter, số 19 tháng 5. 2025

———————————————

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC

Con đường đúng, tương lai sáng

🏢Địa chỉ: 266 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội

🌐Website: sleader.vn

📧Email: [email protected]

📖Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/sleader

📞Hotline: 0965 965 368 / 0969 753 688 / 024 3201 1519

📱Zalo: Viện Lãnh đạo chiến lược Sleader/ 0969 753 688