Trang chủ / Khám phá và phát huy điểm mạnh cá nhân như thế nào?
Khám phá và phát huy điểm mạnh cá nhân như thế nào?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
sleader
Chia sẻ
Nội dung
Khám phá và phát huy điểm mạnh cá nhân như thế nào?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
sleader
Chia sẻ
Đối với nhiều người, đây chính là “bí quyết” dẫn đến thành công trong các tổ chức. Cuốn sách Quản lý hiệu quả trong một thế giới đại chuyển đổi đã trình bày chi tiết về nguyên tắc này.
Biết cách tận dụng tối đa điểm mạnh cá nhân là bí quyết thành công trong tổ chức
Điểm yếu không thể là nền tảng của thành công. Nỗ lực cải thiện điểm yếu chỉ có thể giúp đạt tới mức trung bình. Nhưng sự trung bình không đủ để tạo ra thành tựu đáng kể, đặc biệt ở các vị trí quản lý. Việc quá tập trung vào điểm yếu có thể làm bạn chậm lại, bởi trong khi bạn cố gắng cải thiện, những người khác đã tiến xa nhờ biết phát huy điểm mạnh. Loại bỏ điểm yếu là điều đáng ghi nhận, nhưng trong tổ chức hoặc môi trường cạnh tranh cao, điều này thường không được đánh giá cao.
Một sai lầm phổ biến là nhầm lẫn giữa điểm mạnh cá nhân và kiến thức chuyên môn. Khi được hỏi về thế mạnh, hầu hết mọi người thường trả lời bằng những bằng cấp chuyên ngành, chẳng hạn như tấm bằng quản trị kinh doanh, kế toán, nhân sự hoặc marketing, hay một tấm bằng chuyên sâu về thuế, hoặc khả năng ngoại ngữ. Những kỹ năng và kiến thức này rất quan trọng và thường là tiêu chí để tuyển dụng hoặc thăng tiến. Tuy nhiên, đó không phải là những điểm mạnh cá nhân thực sự mà tôi muốn đề cập ở đây.
Tôi khuyến khích bạn chú ý nhiều hơn đến những khía cạnh thường bị bỏ qua. Danh sách câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn khám phá sâu hơn về năng lực của mình, đồng thời hỗ trợ trong việc đánh giá người khác:
1. Tôi làm việc hiệu quả hơn khi làm việc độc lập hay khi phối hợp trong nhóm? Tôi phù hợp với vai trò “cá nhân độc lập” hay “thành viên nhóm”?
2. Tôi có chịu được áp lực thời gian không? Hay tôi cần sự bình tĩnh và ổn định để đạt hiệu quả cao?
3. Tôi làm việc và suy nghĩ nhanh hay chậm?
4. Tôi có cần môi trường làm việc có cấu trúc rõ ràng và quy trình cụ thể không? Hay tôi có thể ứng phó tốt với những tình huống lộn xộn và thiếu sự sắp xếp.
5. Tôi có khả năng tự tổ chức và quản lý công việc cá nhân (ví dụ: phương pháp làm việc cá nhân hiệu quả) hay tôi cần được hướng dẫn chi tiết, cung cấp ví dụ minh hoạ và tham gia đào tạo?
6. Tôi cần một kế hoạch công việc chi tiết để làm việc hiệu quả, hay chỉ cần một vài hướng dẫn sơ bộ là đủ?
7. Tôi có khả năng tập trung cao độ ngay cả trong thời gian dài hay tôi dễ bị phân tâm và có xu hướng làm việc theo cảm hứng?
8. Tôi cần sự công nhận từ bên ngoài để duy trì động lực hay tôi có thể tự thúc đẩy bản thân?
9. Tôi là người thiên về cảm xúc hay lý trí khi ra quyết định?
10. Tôi có chú trọng đến chi tiết và xử lý tốt những việc nhỏ hay tôi tập trung hơn vào bức tranh tổng thể?
11. Tôi là người thích hành động ngay hay thường suy nghĩ và cân nhắc trước khi bắt tay vào làm?
12. Tôi là người thẳng thắn, rõ ràng hay thường tiếp cận vấn đề một cách gián tiếp và khéo léo?
13. Tôi diễn đạt ý tưởng ngắn gọn súc tích hay thường giải thích dài dòng?
14. Tôi làm việc tốt hơn khi có kế hoạch rõ ràng hay khi cần ứng biến linh hoạt?
15. Tôi có thể kiên trì và bền bỉ trong thời gian dài, hay dễ cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng?
16. Tôi có khả năng trình bày ý tưởng rõ ràng và dễ hiểu, hay tôi thường diễn đạt dài dòng, phức tạp?
17. Tôi có thể giữ bình tĩnh trước những điều không vui, hay tôi dễ nhạy cảm, coi mọi việc là vấn đề cá nhân, cảm thấy bị tổn thương và giữ trong lòng lâu dài?
18. Tôi có dễ dàng xem những điều nhỏ nhặt (ví dụ: một câu hỏi) như một lời chỉ trích cá nhân hoặc thậm chí là biểu hiện của sự thiếu tin tưởng?
19. Tôi có dễ dàng tha thứ và buông bỏ hay thường giữ sự oán giận trong thời gian dài?
20. Tôi có nhanh chóng làm lành và kết nối lại với người khác sau mâu thuẫn không? Hay tôi thường giữ cảm giác khó chịu và suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài?
21. Tôi có thể dễ dàng vượt qua những thất bại hay thường bị mắc kẹt với những sai lầm đã qua?
Tự đánh giá và phát triển
Hãy bổ sung vào danh sách những câu hỏi phù hợp hơn với bản thân. Khi trả lời đầy đủ, bạn sẽ hiểu rõ hơn về điểm mạnh và các khía cạnh cần cải thiện. Quan trọng hơn, bạn sẽ biết cách tập trung khai thác năng lực tốt nhất của mình, thay vì lãng phí thời gian vào những điểm yếu không đáng. Hiểu được điểm mạnh không chỉ giúp bạn nâng cao hiệu quả cá nhân mà còn tăng giá trị đóng góp trong tổ chức, nơi năng lực cá nhân được phát huy tối đa.
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo chiến lược biên dịch từ Malik Letter, số 51 tháng 12. 2024