Trang chủ » Chiến lược ra mắt sản phẩm mới dựa trên vòng đời sản phẩm
Chiến lược ra mắt sản phẩm mới dựa trên vòng đời sản phẩm
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
- chiến lược, chiến lược ra mắt sản phẩm mới, sleader
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Nội dung
Chiến lược ra mắt sản phẩm mới dựa trên vòng đời sản phẩm
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
- chiến lược, chiến lược ra mắt sản phẩm mới, sleader
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Trong thế giới kinh doanh mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc liên tục đổi mới và tung ra những sản phẩm khác biệt trên thị trường là một trong những yếu tố quan trọng để công ty trụ vững và vươn xa. Bài viết này sẽ đề cập đến các yếu tố quyết định thành công trong một chiến lược ra mắt sản phẩm mới, cùng với đó là đưa ra các phân tích về chiến lược tối ưu trong từng giai đoạn ra mắt sản phẩm.
1. Những yếu tố quyết định thành công của chiến lược ra mắt sản phẩm
Tiếp thị và Quảng cáo mạnh mẽ là chìa khóa
Trong giai đoạn đầu ra mắt sản phẩm, việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và tiếp thị là một yếu tố then chốt để giúp sản phẩm tăng độ nhận diện trên thị trường và tăng thị phần một cách nhanh chóng. Việc cải thiện thị phần cho phép công ty đạt được quy mô hoạt động lớn hơn, nhờ vậy có thể tăng năng suất và giảm chi phí nhờ việc tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Tối đa hóa giá trị mang lại cho khách hàng
Một sản phẩm mới, chưa có thương hiệu cần thuyết phục khách hàng bằng cách mang lại những giá trị đặc biệt, và tốt hơn cả, là khác biệt trên thị trường. Do vậy, công ty cần đặc biệt chú trọng vào chất lượng của một sản phẩm mới. Chất lượng ở đây không chỉ nằm ở những yếu tố trực tiếp liên quan đến sản phẩm như hình dáng hay tính năng mà còn nằm ở cả những khía cạnh gián tiếp như quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Giá sản phẩm là một yếu tố không quá quan trọng
Giá sản phẩm nên để ở mức tương đương với các đối thủ. Công ty không nên để giá sản phẩm thấp hơn nhiều so với đối thủ trừ khi có lợi thế đặc biệt về chi phí.
2. Chiến lược trong từng giai đoạn ra mắt sản phẩm sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp với sản phẩm đó
Giai đoạn 1: Sản phẩm trong giai đoạn nghiên cứu và ra mắt thị trường
Đây là giai đoạn công ty “mạnh tay” chi trả cho việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm có chất lượng vượt trội trên thị trường. Như đã nói ở trên, yếu tố độc đáo, khác biệt là yếu tố cốt lõi để tạo nên sự thành công của một sản phẩm mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đẩy mạnh chiến lược truyền thông, tiếp thị để sản phẩm đạt được độ nhận diện nhất định trên thị trường và chiếm lĩnh thị phần. Do đây là giai đoạn đầu tư nên doanh nghiệp không nên kỳ vọng sẽ thu về lợi nhuận mà thay vào đó, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận kết quả tài chính với các con số âm. Một trong những nguyên tắc trong giai đoạn đầu đó là “Chất lượng quan trọng hơn dòng tiền. Thị phần quan trọng hơn doanh thu.”
Giai đoạn 2: Sản phẩm phát triển
Đây là giai đoạn mà sản phẩm đã bắt đầu được phủ sóng rộng rãi hơn. Doanh nghiệp vẫn có thể chọn sẽ đầu tư mạnh vào truyền thông và quảng cáo nếu sản phẩm đó bị cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, chiến lược truyền thông nên tập trung vào việc chỉ ra những khía cạnh khác biệt của sản phẩm trên thị trường thay vì chỉ đơn thuần giới thiệu sản phẩm đó với người tiêu dùng. Về khía cạnh tài chính, do sự gia tăng về mức độ phổ biến của sản phẩm, doanh thu sản phẩm có sự chuyển biến và đạt mức tăng trưởng đáng kể.
Giai đoạn 3: Sản phẩm trưởng thành
Đây là giai đoạn sản phẩm đạt mức lợi nhuận tốt nhất, bởi vì chi phí để sản xuất và truyền thông cho sản phẩm đã được cắt giảm. Tùy vào sản phẩm mà doanh nghiệp có thể quyết định sẽ cải tiến sản phẩm hoặc nghĩ đến các phương thức khác để chiếm được thị phần lớn hơn. Doanh nghiệp cần khảo sát thêm về ý kiến khách hàng cũng như nhu cầu của họ.
Giai đoạn 4: Sản phẩm tuột dốc
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt do đã có nhiều doanh nghiệp nhìn thấy lợi nhuận và cho ra mắt sản phẩm tương tự. Doanh thu sản phẩm đi xuống do thị trường bão hòa và có nhiều sản phẩm thay thế. Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn sẽ không tiêu tốn thêm chi phí cho hoạt động marketing vì khách hàng tại thời điểm này có quyết định của riêng mình về việc họ sẽ trung thành với sản phẩm nào. Tại thời điểm này, doanh nghiệp có hai lựa chọn: một là sẽ ngừng sản phẩm hoàn toàn, hoặc thứ hai là sẽ nâng cấp và cho ra phiên bản mới của sản phẩm đó.
3. Xây dựng chiến lược đổi mới và ra mắt sản phẩm với Sleader
Chiến lược ra mắt sản phẩm mới cần phải nằm trong chiến lược phát triển tổng thể của doanh nghiệp. Cuốn sách “Navigating into the complexity” của giáo sư Malik sắp được ra mắt tại Việt Nam sẽ cung cấp cho độc giả một góc nhìn tổng thể về chiến lược phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh phức hợp, trong đó đề cập cụ thể đến chiến lược đổi mới của doanh nghiệp để có thể đón đầu xu thế và phát triển dài hạn.
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược