Trang chủ » Làm thế nào để thực thi chiến lược công ty hiệu quả hơn?
Làm thế nào để thực thi chiến lược công ty hiệu quả hơn?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Nội dung
Làm thế nào để thực thi chiến lược công ty hiệu quả hơn?
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược
Từ khóa
Ngày đăng
Tác giả
admin
Chia sẻ
Trong khi các chiến lược của công ty có thể được xây dựng rất tuyệt vời trên giấy tờ, song chiến lược chỉ trở nên hữu ích một khi được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Quá nhiều tổ chức kinh doanh đang gặp khó khăn trong việc kết nối giữa bản chiến lược và việc thực thi chiến lược
Mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng cho mình một chiến lược hiệu quả, nhưng thật sai lầm khi nghĩ rằng đây là tất cả những gì cần thiết để doanh nghiệp thành công. Trên thực tế, việc chuyển đổi nội dung của bản chiến lược thành hành động cụ thể được coi là một trong những thử thách lớn nhất đang kìm hãm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Theo khảo sát của Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu (EIU), chỉ một trong số 10 doanh nghiệp có thể thực hiện tất cả mục tiêu chiến lược đã đề ra. Khó khăn trong việc thu hẹp khoảng cách giữa nội dung chiến lược và thực thi chiến lược không chỉ là vấn đề quan tâm của riêng các doanh nghiệp mà là của nền kinh tế toàn cầu.
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Quản lý Dự án (PMI), cứ 97 triệu đô la (83,3 triệu euro) trong mỗi 1 tỷ đô la (858,8 triệu euro) được đầu tư bị lãng phí do việc thực hiện không hiệu quả. Nếu tính trung bình thị trường vốn đầu tư toàn cầu, con số này tương đương với 2 triệu đô la (€ 1,72trn) bị thất thoát mỗi năm. Đây có thể coi là một sự tổn thất không nhỏ cho chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân cũng như các tổ chức phi chính phủ. Nếu tình trạng này được giảm thiểu, thậm chí chỉ cần một phần nhỏ, đã có thể mang lại tác động tích cực trên toàn thế giới.
Khả năng lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm có ảnh hưởng như thế nào đến việc thực thi chiến lược hiệu quả?
Có 10 nguyên tắc nền tảng để giúp thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi chiến lược, trong đó, nguyên tắc thứ hai nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tài lãnh đạo (Leadership). Cụ thể, nguyên tắc thứ hai thúc đẩy doanh nghiệp cần có trách nhiệm trong việc triển khai chiến lược đã đề ra. Người ta thường có xu hướng cho rằng công nghệ và chính sách điều tiết cuả Chính phủ là những thách thức lớn nhất đối với việc triển khai chiến lược. Tuy nhiên, trên thực tế trở ngại lớn nhất chính là hành vi của con người mà bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân, động lực và thái độ.
Đâu là yếu tố then chốt để doanh nghiệp xem xét khi lập kế hoạch và ra quyết định?
Việc đưa ra quyết định chưa bao giờ là dễ dàng. Cho dù lãnh đạo doanh nghiệp có nắm trong tay tất cả thông tin cần thiết, thì vẫn thật khó khăn để dự đoán tương lai hay biết trước điều gì sẽ xảy ra sau khi họ đưa ra quyết định. Chúng ta đang sống trong một môi trường kinh doanh phức hợp, không rõ ràng và đầy những biến động. Vì vây điều tiên quyết ở đây là phải chấp nhận sự thiếu hụt về các điều kiện lý tưởng để đưa ra quyết định.
Thay vào đó, nhà lãnh đạo cần sẵn sàng đưa ra quyết định và lưạ chọn hướng đi ngay sau khi có đủ thông tin. Không nhất thiết phải là tất cả thông tin, nhưng cần có đủ để có thể ra quyết định và hành động. Một khi đã thực hiện điều đó, nhà quản trị cần phải chủ động loại bỏ rào cản, phòng ngừa rủi ro, nâng cao quyền và trách nhiệm của mình. Nếu con đường họ lựa chọn không đúng, cần phát hiện ra càng nhanh càng tốt.
Văn hóa doanh nghiệp đúng đắn đóng vai trò quan trọng như thế nào trong thực thi chiến lược?
Văn hóa là rào cản số một trong thực thi chiến lược thành công. Như đã phân tích điều này, văn hóa luôn là yếu tố phức hợp và khó thay đổi. Để hiểu về văn hóa của công ty cần xem cách họ nhìn nhận thất bại và ăn mừng chiến thắng. Doanh nghiệp cần trao quyền cho các nhóm thực thi theo cách mà họ cảm thấy được trải nghiệm và có thể học hỏi nhanh chóng. Nhưng để thực hiện được điều này, họ cần một môi trường, nơi mà các thách thức được thảo luận một cách cởi mở và giá trị của sự thất bại được trân trọng.
Doanh nghiệp phải luôn lưu tâm đến việc ăn mừng thắng lợi, hình thành văn hóa chiến thắng bằng cách tập hợp và khuyến khích nhân viên luôn có trách nhiệm với việc triển khai chiến lược. Đôi khi phải mất nhiều năm để thực hiện chiến lược thành công, vì vậy đừng quên khích lệ nhân viên trong từng bước nhỏ trên chặng đường dài ấy.
Làm sao để các nhà quản lý cấp trung và quản lý trực tiếp thành công trong thực thi chiến lược?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiết lập chiến lược cho các công ty hàng đầu đều rất tích cực trong việc hợp tác với bộ phận thực thi chiến lược. Ban Giám đốc và những nhà quản lý cấp cao là người có trách nhiệm làm cho đội ngũ quản lý cấp trung và quản lý trực tiếp hiểu rõ về chiến lược và mục tiêu của chiến lược ấy, cũng như những thách thức cần phải vượt qua để đạt được kết quả như mong đợi.
“Gián đoạn giữa chừng” (frozen middle) là điều mà các doanh nghiệp cần tránh. Điều này xảy ra khi không có sự thống nhất hoặc kết nối về các vấn đề liên quan đến chiến lược giữa đội ngũ quản lý trực tiếp và giám đốc chức năng. Để không xảy ra trường hợp này, doanh nghiệp cần coi xây dựng và thực thi chiến lược là một chuỗi những hoạt động liên tục, kết nối và có tầm quan trọng như nhau. Vì vậy có thể nói, giao tiếp với mọi đối tượng khác nhau trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa sống còn trong thực thi chiến lược.
Thực tế cho thấy, tất cả nhân viên trong một công ty đều có vai trò quan trọng trong việc triển khai chiến lược. Để giúp nhân viên vượt qua nỗi sợ thất bại, người lãnh đạo có thể khuyến khích nhân viên chia sẻ những vấn đề họ gặp phải và khắc phục bằng cách làm việc theo nhóm. Điều này sẽ tạo ra một môi trường làm việc mà ở đó các nhóm có thể hợp tác để đạt được mục tiêu chung. Bằng việc tích cực kết nối nhân viên và giao tiếp hiệu quả, đội ngũ quản lý cấp trung và quản lý trực tiếp chắc hẳn sẽ thành công trong thực thi chiến lược.
Làm thế nào các doanh nghiệp có thể phân bổ các nguồn lực hợp lý cho từng dự án?
Rào cản được đề cập đến nhiều thứ hai trong việc thực thi chiến lược thành công chính là sự yếu kém trong quản lý nguồn lực. Để khắc phục tình trạng này, các nhà lãnh đạo phải có khả năng truyền cảm hứng và phân công đúng người để thực hiện từng mục tiêu chiến lược.
Ngoài ra doanh nghiệp cần ưu tiên các đề xuất quan trọng nhất để có thể đạt được mục tiêu đề ra. Các tổ chức nên thúc đẩy sự tập trung, những định hướng rõ ràng cũng như kết hợp sự năng động và linh hoạt trong thực thi chiến lược với tầm nhìn dài hạn. Những doanh nghiệp hàng đầu đều tránh những rắc rối ngắn hạn của những thay đổi nhất thời trong môi trường của họ.
Doanh nghiệp nên xác định đúng điểm mạnh cũng như những điểm yếu hiện tại của mình. Tiếp đến, doanh nghiệp cần phải thu hẹp khoảng cách giữa những gì họ hiện đang có và những gì cần phải làm để có thể thực thi chiến lược. Một ví dụ đáng xem xét, đó là: Tiền là một nguồn lực cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, bản thân Tiền không thể tự xây thành một căn nhà. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn đúng người có năng lực phù hợp, đúng nguyên vật liệu và thiết bị để có thể xây nhà, chứ không phải chỉ đơn giản chọn một đống tiền.
Nguồn: SLEADER nghiên cứu và tổng hợp