Quá trình thực thi chiến lược đạt được thành công hay không phụ thuộc vào sự lãnh đạo tài ba của nhà quản trị. Trong đó, nếu không thể nhận diện đúng nguồn lực chiến lược trong hàng trăm nguồn lực thông thường khác thì khó có thể triển khai chiến lược đúng đắn. Hơn nữa, sau khi phân biệt được nguồn lực chiến lược, các nhà quản trị phải biết phân bổ và sử dụng nguồn lực đó một cách khôn ngoan và sáng tạo để tạo ra các kết quả lớn lao mang tính đột phá. Những câu chuyện sau đây sẽ giúp hiểu sâu hơn về lợi ích của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực chiến lược.

Từ cổ chí kim, nhân tài luôn được coi là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thịnh – suy của một tổ chức hoặc một quốc gia. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” – lời văn bất hủ của Tiến sỹ Thân Nhân Trung được đề trên tấm bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442) đã khẳng định sự sáng suốt của ông cha ta. Chính vì vậy, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những nhân tài kiệt xuất tạo nên những chiến công vang dội. Chẳng hạn như Lý Thường Kiệt – từ một chức quan nội thị, được vua Lý Thánh Tông trọng dụng và đã trở thành vị tướng lừng lẫy trong lịch sử dân tộc với chiến thắng quân Tống cùng bài thơ thần nổi tiếng trên sông Như Nguyệt. Không những thế, Ông còn thể hiện tài năng trong thời bình thông qua những chính sách lấy được lòng dân, thu phục được 5 châu, 6 huyện, 3 nguồn, 24 động vùng châu Ái, châu Hoan (Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay). Hay nhà Trần với 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông đã thể hiện rất rõ bản lĩnh sử dụng người tài. Tuy thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có hiềm khích và đã trăn trối cho con phải báo thù nhà nhưng vua Trần Thái Tông vẫn tin tưởng trọng dụng, giao chức Quốc công tiết chế (Thống lĩnh quân đội) cho ông để đánh tan quân giặc trong hai cuộc kháng chiến (lần thứ hai, thứ ba).

Thu hút và sử dụng nhân tài là ưu tiêu hàng đầu của các tổ chức nói riêng và các quốc gia nói chung. Để giữ vị trí siêu cường về kinh tế, khoa học và công nghệ, Chính phủ Mỹ đã có nhiều chính sách đầu tư lớn về giáo dục, đãi ngộ, phát hiện, sử dụng và thu hút nhân tài trên toàn thế giới về học tập, nghiên cứu, làm việc cho nước Mỹ như cấp học bổng cho lưu học sinh đến học và trả lương cộng với tiền thưởng cao. Điển hình về nhân tài làm việc tại Mỹ là tỷ phú Elon Musk. Từ quê nhà Nam Phi, ông ôm hoài bão về đất nước Mỹ từ nhỏ – “vùng đất của những cơ hội, nơi mọi công nghệ tuyệt vời được tạo ra” (trích lời tỷ phú Musk trả lời phỏng vấn Bloomberg). Sau thời gian học tập tại đây, ông đã nhìn ra được xu thế phát triển của nhân loại: “Một là Internet, hai là năng lượng tái tạo, ba là chinh phục không gian.” Ông đã thành công với các công ty lớn như Paypal, SpaceX và Tesla Motors. Điển hình mới đây, SpaceX trở thành công ty tư nhân đầu tiên đưa phi hành gia vào không gian thành công mà không nhờ tới sự trợ giúp của Nga vào ngày 31/5/2020 vừa qua. Điều đó thể hiện sức mạnh vô tận của tri thức trong phát minh công nghệ và đánh dấu bước đầu trong kỷ nguyên đưa con người vào vũ trụ với giá thành thấp hơn nhiều: vé bay vào không gian của SpaceX là 55 triệu USD, trong khi Boeing là 90 triệu USD, Nga là 86 triệu USD.

Bí quyết công nghệ cũng là một nguồn lực chiến lược đem lại lợi ích to lớn trong tổ chức. Việc tạo ra bí quyết công nghệ chính là điểm cốt lõi tạo nên sự độc đáo và sự khác biệt trong chiến lược. Tuy nhiên, với cùng một bí quyết nhưng cách thức sử dụng khác nhau sẽ tạo ra hiệu quả không giống nhau. Dân gian từng lưu truyền câu chuyện về một người thợ giặt sở hữu một phương thuốc bí truyền mà chỉ cần xoa vào bàn tay là chống được lạnh, nhờ đó ông ta có thể giặt quần áo rất năng suất vào mùa đông. Biết được danh tiếng của loại thuốc đó, một vị tướng quân đã mua bí kíp công thức về, để quân lính thoa lên người và bơi qua sông giữa mùa đông giá lạnh, đánh úp và chiếm được thành của quân địch. Cùng một công thức bí kíp, phương thuốc chỉ giúp một ông thợ giặt kiếm sống qua ngày nhưng lại có thể giúp vị tướng chiếm được cả thiên hạ.

Tương tự như vậy là câu chuyện của Coca Cola. Coca Cola ban đầu được điều chế bởi dược sĩ John Pemberton vào cuối thế kỷ XIX với mục đích tạo ra đồ uống bán tại cửa hiệu của ông. Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại công thức loại thuốc uống này, và bằng những chiến lược tiếp thị thông minh, ông đã đưa Coca-Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga trong thế kỷ XX và đồ uống giải khát nổi tiếng, được tiêu thụ trên hơn 200 quốc gia ngày nay.

Thu hút và sử dụng nhân tài là ưu tiêu hàng đầu của các tổ chức nói riêng và các quốc gia nói chung. Để giữ vị trí siêu cường về kinh tế, khoa học và công nghệ, Chính phủ Mỹ đã có nhiều chính sách đầu tư lớn về giáo dục, đãi ngộ, phát hiện, sử dụng và thu hút nhân tài trên toàn thế giới về học tập, nghiên cứu, làm việc cho nước Mỹ như cấp học bổng cho lưu học sinh đến học và trả lương cộng với tiền thưởng cao. Điển hình về nhân tài làm việc tại Mỹ là tỷ phú Elon Musk. Từ quê nhà Nam Phi, ông ôm hoài bão về đất nước Mỹ từ nhỏ – “vùng đất của những cơ hội, nơi mọi công nghệ tuyệt vời được tạo ra” (trích lời tỷ phú Musk trả lời phỏng vấn Bloomberg). Sau thời gian học tập tại đây, ông đã nhìn ra được xu thế phát triển của nhân loại: “Một là Internet, hai là năng lượng tái tạo, ba là chinh phục không gian.” Ông đã thành công với các công ty lớn như Paypal, SpaceX và Tesla Motors. Điển hình mới đây, SpaceX trở thành công ty tư nhân đầu tiên đưa phi hành gia vào không gian thành công mà không nhờ tới sự trợ giúp của Nga vào ngày 31/5/2020 vừa qua. Điều đó thể hiện sức mạnh vô tận của tri thức trong phát minh công nghệ và đánh dấu bước đầu trong kỷ nguyên đưa con người vào vũ trụ với giá thành thấp hơn nhiều: vé bay vào không gian của SpaceX là 55 triệu USD, trong khi Boeing là 90 triệu USD, Nga là 86 triệu USD.

Bí quyết công nghệ cũng là một nguồn lực chiến lược đem lại lợi ích to lớn trong tổ chức. Việc tạo ra bí quyết công nghệ chính là điểm cốt lõi tạo nên sự độc đáo và sự khác biệt trong chiến lược. Tuy nhiên, với cùng một bí quyết nhưng cách thức sử dụng khác nhau sẽ tạo ra hiệu quả không giống nhau. Dân gian từng lưu truyền câu chuyện về một người thợ giặt sở hữu một phương thuốc bí truyền mà chỉ cần xoa vào bàn tay là chống được lạnh, nhờ đó ông ta có thể giặt quần áo rất năng suất vào mùa đông. Biết được danh tiếng của loại thuốc đó, một vị tướng quân đã mua bí kíp công thức về, để quân lính thoa lên người và bơi qua sông giữa mùa đông giá lạnh, đánh úp và chiếm được thành của quân địch. Cùng một công thức bí kíp, phương thuốc chỉ giúp một ông thợ giặt kiếm sống qua ngày nhưng lại có thể giúp vị tướng chiếm được cả thiên hạ.

Tương tự như vậy là câu chuyện của Coca Cola. Coca Cola ban đầu được điều chế bởi dược sĩ John Pemberton vào cuối thế kỷ XIX với mục đích tạo ra đồ uống bán tại cửa hiệu của ông. Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại công thức loại thuốc uống này, và bằng những chiến lược tiếp thị thông minh, ông đã đưa Coca-Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga trong thế kỷ XX và đồ uống giải khát nổi tiếng, được tiêu thụ trên hơn 200 quốc gia ngày nay.

Vậy làm thế nào để thu hút nhân tài và có bí quyết công nghệ độc đáo? Điều đó phụ thuộc vào nguồn lực chiến lược tiếp theo là  chế phân phối lợi ích. Những nhà quản trị chiến lược cần phải nghiên cứu và tìm ra cơ chế phân phối lợi ích phù hợp trong các hoạt động triển khai chiến lược. Cơ chế phân phối lợi ích sẽ tạo ra những động lực lớn lao, thúc đẩy sáng tạo, thu hút nhân tài. Thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta trong những năm qua cũng đã chứng minh điều đó khi tiến hành thay đổi cơ chế phân phối lợi ích kinh tế. Chẳng hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, với cơ chế khoán hộ, Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân, cùng với những chính sách khác, đã làm cho nước ta, từ một nước thiếu lương thực, phải nhập khẩu lương thực, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Một minh chứng khác, đó là việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Cổ phân hoá đã thay đổi cơ chế phân phối lợi ích một cách căn bản cho các doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động tài chính được cải thiện đáng kể. Cụ thể, ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) trung bình 3 năm sau cổ phần hoá và thoái vốn đạt 15,4%, tăng cao so với 12,4% của giai đoạn trước đó (theo thống kê của Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam về hoạt động cổ phần hoá giai đoạn từ 2005 đến nay).

Những minh chứng kể trên đã chỉ ra rằng, cơ chế phân phối lợi ích phù hợp mới kích hoạt được các nguồn lực, đem lại hiệu quả và thay đổi lớn cho tổ chức. Vì vậy, việc thiết kế và vận hành một cơ chế phân phối lợi ích hợp lý phải được ưu tiên trong thực thi chiến lược.

Tóm lại, để phân bổ và sử dụng nguồn lực chiến lược đúng đắn, các nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn sáng suốt về ưu tiên và đánh đổi, đồng thời phải đủ bản lĩnh để vượt qua “cái tôi” cá nhân trong việc sử dụng nhân tài, kích hoạt được các nguồn lực bằng cơ chế phân phối lợi ích, tìm được bí quyết công nghệ để tạo sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ.

Nguồn: Viện Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER)