sleader
  • VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC

  • info@sleader.vn

    Hotline: 024 3201 1519

    • Tiếng Việt
    • English
  • X

    Dịch vụ tư vấn

    Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển doanh nghiệp

    Tìm hiểu thêm

    Tái cấu trúc doanh nghiệp

    Tìm hiểu thêm

    Đánh giá nền tảng phát triển doanh nghiệp

    Tìm hiểu thêm

    Xây dựng hệ thống lương thưởng

    Tìm hiểu thêm

    Xây dựng hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs)

    Tìm hiểu thêm

    Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

    Tìm hiểu thêm

    Tư vấn chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương

    Tìm hiểu thêm

    Đánh giá tiềm năng phát triển địa phương

    Tìm hiểu thêm

    Tư vấn nền tảng phát triển tổ chức

    Tìm hiểu thêm

    QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN TƯ VẤN

    CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

    Có 3 loại sai lầm phổ biến về chiến lược:

    • Nhầm lẫn chiến lược và hành động: Chiến lược KHÔNG PHẢI là “vươn ra quốc tế, bán hàng ra khu vực” hay “sáp nhập với công ty ABC để thành lập tập đoàn XYZ”
    • Nhầm lẫn chiến lược với khát vọng: Chiến lược KHÔNG PHẢI là “trở thành số 1 trên thị trường”, hay “tăng trưởng gấp 5 lần, tạo ra siêu lợi nhuận cho cổ đông”
    • Nhầm lẫn chiến lược với tầm nhìn và hoài bão: Chiến lược KHÔNG PHẢI là “thấu hiểu, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng bằng những dịch vụ thượng hạng” hay “phát triển công nghệ hiện đại cho nhân loại”

    Sau nhiều nghiên cứu và kiểm chứng thực tiễn, Sleader đã đúc rút được định nghĩa có tính thực tế và phổ quát: Chiến lược là chuỗi quyết định nhất quán nhằm định hướng tương lai dài hạn và tạo ra kết quả vượt trội, từ đó có sự đột phá về chất.

    Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp:

    • Định hướng tương lai rõ ràng, vạch rõ đích đến và con đường đi cho doanh nghiệp
      • Doanh nghiệp không thể đi xa nếu không biết sẽ đi đâu, vì vậy, chiến lược chính là bản đồ chỉ đường cho doanh nghiệp để đạt được mục đích của mình.
    • Phân bổ nguồn lực một cách khôn ngoan
      • Căn cứ vào chiến lược, ban lãnh đạo có thể phân bổ nguồn lực chiến lược đúng đắn. Một chiến lược rõ ràng giúp doanh nghiệp không bị phân tâm bởi những hoạt động nhỏ lẻ, không đúng trọng tâm mà ưu tiên nguồn lực cho khâu tạo ra đột phá.
    • Tạo niềm tin và gắn kết trong nội bộ doanh nghiệp
      • Sức mạnh thực sự của doanh nghiệp nằm ở tính cộng hưởng của các thành viên. Bằng việc công khai chiến lược, nhân viên và các đối tượng biết được tương lai của doanh nghiệp cũng như của chính mình, vì vậy họ có niềm tin và cùng hợp sức để làm những việc “bất khả thi”.

    Sứ mệnh (mission) là bản tuyên bố về lý do tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Để xác định được sứ mệnh, cần trả lời cho câu hỏi “ Doanh nghiệp được thành lập và tồn tại để làm gì?”

    Sứ mệnh được hình thành dựa trên ba trụ cột chính: (1) ngành nghề kinh doanh, (2) triết lý kinh doanh, (3) ước vọng của lãnh đạo doanh nghiệp

    Qua thực tế nghiên cứu, tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam, Sleader nhận thấy các doanh nghiệp thường ít công bố sứ mệnh vì:

    • Phải tìm cách tồn tại bằng những hoạt động đem lại lợi ích tức thời
      • Có đến 95% doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, nên nhiệm vụ chính của họ là cố gắng để tồn tại và mưu sinh, chưa đủ nguồn lực và thời gian để nghĩ đến những điều xa hơn như “sứ mệnh”.
    • Chưa nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc tuyên bố sứ mệnh
      • Cho dù sứ mệnh là thứ không nhìn thấy được và ổn định nhưng nó lại thúc đẩy sự thay đổi tích cực của tổ chức, và khuyến khích các thành viên tư duy và hành động tích cực, vượt ra khỏi bổn phận thông thường. Nói cách khác, sứ mệnh chính là căn cứ để xây dựng tầm nhìn cũng như mục tiêu chiến lược, nên việc công bố sứ mệnh là việc làm không thể thiếu nếu muốn phát huy sức mạnh tinh thần.
    • Văn hóa kinh doanh nhỏ lẻ, ứng phó còn chi phối cộng đồng doanh nghiệp
      • Do ảnh hưởng của nền kinh tế tiểu nông, văn hóa kinh doanh theo kiểu nhỏ lẻ và “phường hội”, nhiều chủ doanh nghiệp chưa có tầm nhìn xa và triết lý kinh doanh sâu nên thường tập trung vào lợi ích cụ thể chứ chưa đầu tư cho phát triển dài hơi.

    Điều đầu tiên các nhà lãnh đạo cần làm để đưa tổ chức đi đúng hướng là xác định tầm nhìn, và để làm được điều này, họ cần trả lời được câu hỏi: “Chúng ta muốn đi đâu và sẽ như thế nào trong 5, 10 năm hoặc xa hơn nữa?”. Tầm nhìn cần thể hiện được mong muốn và khát vọng của lãnh đạo và phải được truyền đạt một cách rõ ràng để mọi người trong tổ chức đều hiểu được và có niềm tin mãnh liệt vào điều đó.

    Sau khi xác định được tầm nhìn, chiến lược chính là tấm bản đồ dẫn tới mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Chiến lược bao gồm 2 cấu phần chính, đó là Mục tiêu chiến lược và Giải pháp chiến lược; hai yếu tố này phải luôn có tính nhất quán, tương hỗ lẫn nhau. Khi hai nội dung này được xác lập đúng đắn sẽ giúp giải quyết được mâu thuẫn giữa khát vọng lớn và nguồn lực nhỏ, vốn đang là thực trạng của đa số doanh nghiệp nước ta hiện nay.

    Khi đã xác định được chiến lược, phải có chính sách phù hợp để hướng dẫn các thành viên trong tổ chức hành động gắn với mục tiêu và giải pháp chiến lược. Nếu hành động thực tiễn không tụ lại như tia laze thì chiến lược sẽ không đi đến đâu, hoặc tệ hơn, chỉ tồn tại trên văn bản.

    Một điều quan trọng mà nhà quản trị cần nắm được là tầm nhìnchiến lược cần phải ổn định, dài hạn, trừ phi có thay đổi rất lớn về công nghệ hoặc thị trường. Ngược lại, để thực thi được thì chính sách phải linh hoạt và liên tục thay đổi để thích ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh. Đây chính là công thức giúp nhà quản trị đưa doanh nghiệp đi đúng con đường để đến được đích.

    Để được Sleader hỗ trợ hoạch định và thực thi chiến lược cho doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi tại đây.

    Để tự tìm hiểu thêm về cách hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp của bạn, hãy tìm đọc Cẩm nang “Giải mã Chiến lược Đông Tây” tại đây.